2G là gì? Ưu nhược điểm của mạng 2G là gì? Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ viễn thông thì các nhà mạng đã cung cấp các dịch vụ vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu 2g là gì và những ưu nhược điểm của mạng 2g nhé!
Nội dung bài viết
2G là gì?
Để đi sâu phân tích về mạng 2G trước tiên ta phải hiểu rõ được khái niệm. Vậy 2G là gì?
2G là tên viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Second-Generation wireless telephone technology là thế hệ thứ 2 của mạng điện thoại di động. Đây là công nghệ có khả năng phủ sóng rộng rãi giúp cho người sử dụng có thể dùng điện thoại nhiều vùng trên địa cầu.
2G có thiết kế bao gồm các trạm thu phát sóng và những chiếc máy điện thoại di động sẽ kết nối mạng nhờ cơ chế tìm kiếm các trạm thu phát sóng gần với điện thoại nhất.
Đặc điểm của 2G là gì?
Mạng 2g có những đặc điểm như thế nào?
Công nghệ mạng di động thế giới 2G gồm có 2 nhánh chính cùng với nhiều dạng kết nối mạng phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng từng thiết bị và từng quốc gia.
Đặc điểm của 2G là:
- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch số.
- Mạng 2G có dung lượng lớn.
- Tính bảo mật cực kỳ cao.
- Có nhiều dịch vụ đi kèm như: truyền dữ liệu, nhắn tin, gửi fax…
Trước sự ra đời của mạng 2G thì thế giới công nghệ thông tin đã có mặt mạng 1G. Vậy điểm khác biệt giữa mạng 1G và 2G là gì? Điều này sẽ được bật mí ngay sau đây.
Điểm khác biệt giữa 1G và 2G là gì?
Cùng so sánh sự khác biệt giữa 1g và 2g:
Nếu như 1G là mạng thông tin di động qua kết nối tín hiệu analog thì đến 2G, sự chuyển đổi sang điện thoại dùng tín hiệu số là điểm khác biệt cơ bản giữa 2 mạng này. Sử dụng ăng ten thu phát sóng gắn ngoài nên hệ thống máy di động đầu tiên trên thế giới có kích thước tương đối cồng kềnh.
Ưu nhược điểm của 2G là gì?
2G là thế hệ thứ 2 của mạng điện thoại di động. Vậy những ưu điểm của mạng 2G là gì? Mạng 2G còn những nhược điểm nào cần được cải thiện?
Ưu điểm của 2G
Trao đổi giữa điện thoại và các trạm phát sóng bằng các tín hiệu kỹ thuật số là ưu điểm hàng đầu của 2G làm tăng hiệu quả trên cả 2 mặt. So với mã hóa analog ở mạng 1G thì dữ liệu số của giọng nói có khả năng nén và ghép kênh hiệu quả hơn. Điều này cho phép nhiều cuộc gọi được mã hóa cùng lúc trên 1 dải băng tần.
Nếu như thiết kế 1G gắn ăng ten thu phát sóng ở ngoài khiến điện thoại trở nên cồng kềnh, thì đến 2G thiết kế điện thoại đã nhỏ gọn hơn rất nhiều. Nhờ việc mã hóa cùng lúc nhiều cuộc gọi nên giảm được nhiều chi phí cho việc xây dựng những trạm sóng.
Tuy nhiên, mạng 2G vẫn còn tồn tại nhược điểm cần các chuyên gia công nghệ khoa học nghiên cứu và khắc phục.
Nhược điểm của 2G
Đối với những nơi tập trung dân cư thưa thớt thì sóng kỹ thuật số yếu không có khả năng đến các tháp phát sóng và đây chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng của các cuộc gọi.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng mặt của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin thì sự ra đời của 3G và 4G dần chiếm ưu thế và soán ngôi 2G. Người dùng sử dụng các sản phẩm điện thoại thông minh kết nối với 3G làm cho mạng 2G gần như bị lãng quên trên thị trường mạng di động.
2G bị khai tử khỏi hệ thống mạng điện thoại
Vì sao 2G bị khai tử khỏi hệ thống mạng điện thoại?
Các nhà mạng trên toàn địa cầu đã thống nhất với nhau việc khai tử mạng di động 2G vào năm 2017 nhằm mục đích tái sử dụng băng tần cho các dịch vụ mạng khác và đưa ra lộ trình khai tử mạng 2G này. Với những người vẫn sử dụng mạng 2G cũng đừng vội lo lắng bởi họ có thể nâng cấp gói cước lên 3G.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp được 2G là gì cùng những kiến thức tin học cần thiết khác. Thông qua bài viết này bạn đã hiểu được về mạng 2g và vì sao nó không còn dùng được cho đến bây giờ nữa rồi nhé!
Theo Baiviethay.com
Từ khóa tìm kiếm:
- nhược điểm của sàn lắp ghép