Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 7 / Biểu cảm về con vật nuôi mà em yêu quý lớp 7

Biểu cảm về con vật nuôi mà em yêu quý lớp 7

Biểu cảm về con vật nuôi mà em yêu quý lớp 7

Hướng dẫn

“Hay quả!… hay quá!… hay quá!…” Hàng loạt âm thanh cổ vũ, khen ngợi chú gà trống của nhà em đang vỗ cánh, cất lên tiếng gáy lanh lảnh vang khắp xóm. Đây là chú gà mà em thích nhất trong số các con vật nuôi trong nhà.

Chú gà trống thật đẹp! Nhìn xa, chú bước đi chậm rãi, thong dong với dáng vẻ hiên ngang, hơi chút kênh kiệu làm cho cả đặn phải kiêng nể. Càng đến gần càng cảm nhận được nét oai phong lẫm liệt của một chú gà hảo hán luôn sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Chú có thân hình to lớn, dáng dấp vạm vỡ, cao khoảng ba gang tay. Ngoài thân mình, chú khoác một bộ áo óng ánh màu đen bóng pha lẫn màu đỏ lửa trông giống như bộ áo giáp của một hiệp sĩ.

Các bạn ơi, các bạn có biết không tuy có vẻ nóns tính và hiếu chiên nhưng chú gà trống của mình rất dễ thươns. Chú sẵn sàng nhường cho các chú gà con, cho các chị gà mái khi bới tìm được thức ăn. Và cũng rất dễ thương khi chú làm dáng với các cô gà mái bằng cách khoe ra những chiếc lông đuôi sặc sỡ, vổng cao lên thành một đường cong mềm mại trông giống như chiếc quạt nan.

Em thích nhất là cứ mỗi buổi sáng, bất kể trời mưa hay nắng, nóng hay lạnh, giống như một người công nhân cần cù siêng năng, chịu thương chịu khó, chú thực hiện công việc mà thiên nliiển giao phó: Nhảy lèn một cành cây cao thuận tiện, vỗ cánh phành phạch như để khởi động, chú cất lèn bài ca muôn thuở “ò.. ó… o… o…”. Tiêng gáy vang xa khắp không gian thúc cho ông mặt trời xuất hiện. Tiếng gáy vang xa giục người lớn mau thức dậy chuẩn bị đi làm. Tiếng gáy vang xa hối các em nhỏ tỉnh ngủ nhanh tay cắp sách đến trường. Chú gà trông quả thật là một đồng hồ báo thức tuyệt vời!…

Để đáp lại công lao mang lại lại ích cho nhiều người, em luôn chăm sóc chú gà rất cẩn thận. Hằng ngày, ngoài thức ăn chú tự tìm được do bới tìm dưới đất, em còn cung cấp thêm thóc lúa cho chú. Cứ mỗi lần em cầm nắm thóc bước ra sân với tiếng “bấp…bấp…” phát ra trên miệng thì chú gà đứng im, mắt hướng về phía em như chờ đợi, như yêu thích, như thốt lên lời: “Cám ơn cô chủ! Cô đối xử rất tốt với tôi, tôi sẽ không phụ lòng cô đâu!” Và khi nắm thóc được tung ra thì những tiếng “cốc… cốc…cốc…” không ngừng vang lên trên nền gạch.

Tiếng gà gáy bay lên không trung, vang xa khắp bầu trời chẳng những là một tiếng kèn làm mọi người thức giấc, tính dậy mà còn là một tiếng loa nhắc nhở tất cả chúng ta phải luôn quý trọng và yêu mến loài vật, yêu mến thiên nhiên giống như Bác Hồ đã từng làm gương cho con cháu:

“Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn.”

BIÊU CẢM VỀ CON CHIM CÔNG

Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

Con công cái to bằng con gà mái, thân hình hơi giống con gà mái tây. Cổ công cái dài và cong như cổ ngỗng. Mỏ hơi giống mỏ chim cuốc. Công cái là một loài chim không đẹp, cũng không xấu. Nhưng khi công cái đứng cạnh công đực thì lại trở nên xấu xí, chỉ vì công đực quá đẹp.

Mùa xuân, mùa chim công cái gọi đực. Công thường đi từng đôi nhởn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công củng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Sau khi kiếm ăn được lưng lửng diều, con đực múa vờn con cái. Khi kiếm ăn hay nhởn nha dạo xung qunh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ, dài gần sải tay, bao nliièu màu sắc của đuôi công được giấu kín. Nhưng khi con công mái kêu ‘cút cút” như con gà mái gọi trống thỉ lập tức con đực củng lên tiếng “ực ực” sâu trong cổ họng đáp lại. Đồng thời con đực xoè bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ, che rợp cả con mái.

Mùa xuân, từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. Quả không ngoa, khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa tuyệt vời của rừng xanh.

BIỂU CẢM VỀ CHIM THIÊN NGA

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắc Lắc vào mùa mưa, có rất nhiều hồ nước nổi lên như những chiếc gương lớn. Một loại chim từ phương bắc, bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây tụ tập lại quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát: chim thiên nga.

Thiên nga thân trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, cặp mắt đen huyền, viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh da trời. Thiền nga đậu trắng mặt hồ, và màu trắng của nó nổi bật trên nền xanh của cỏ non, hoà với màu sáng của nước bạc long lanh dưới ánh nắng vừa chợt đến, chợt đi.

Thiên nga thật là một loài chim biết tự khoe mình vì vẻ đẹp và các động tác múa của tninh. Nếu như bầy chim công múa rất dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng, xứng đáng là nghệ sĩ của rừng xanh, thì tiếng thiên nga còh được coi là những giọng nữ cao tuyệt diệu, ngoài các động tác múa khoẻ khoắn của nó. Ớ khu rừng nào có hồ nước, buổi sáng sớm, tiếng chim thiển nga hót trên mặt hồ, nghe vang xa hàng hai, ba cây số. Các loài thú rừng củng mon men đến gần tận nơi, để được nhìn những bộ lông trắng muốt một cách thèm thuồng.

Rừng Trường Sơn với các loài chim quý như đại bàng, công, và có thêm thiên nga, như càng tăng thêm vẻ đẹp.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

Hinh Nen Mam Cay Hinh Nen May Tinh Dep Nhat HoangTueBlog 3 310x165 - Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá” Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *