Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 10 / Cảm nghĩ về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh

Bài làm

Tập thơ "Nhật ký trong tù" được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch những năm 1942-1943

Tập thơ thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên hoa lá của tác giả Hồ Chí Minh. Tuy trong hoàn cảnh mất tự do chịu nhiều khổ cực nhục hình bởi cảnh tù đày nhưng trái tim Bác vẫn dạt dào cảm xúc với quê hương, thiên nhiên xung quanh mình.

Tâm hồn của người luôn hướng về tự do, về một ngày mai tươi sáng cho quê hương cho dân tộc của mình, mặc dù trên con đường đi đó có nhiều gian nan khó khăn đang đợi nhưng trái tim người cách mạng không bao giờ sờn lòng.

Bài thơ "Chiều tối" được viết khi tác giả Hồ Chí Minh bị áp giải từ nhà lao này tới nhà lao khác. Nó thể hiện một hành trình nhiều vất vả, nhưng dù mệt mỏi gông cùm về thể xác thì tâm hồn tác giả vẫn vượt ra ngoài sự xiềng xích kia.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Hai câu thơ gợi lên một bức tranh hoàng hôn khi bóng chiều bao phủ vô cùng tươi đẹp. Một không gian vô cùng bao la, những tia nắng dần tắt, những đám mây đang lững lời trôi theo làn gió vô định giữa tầng không. Những cánh chim rừng "mải miết kiếm tìm thức ăn sau một ngày vất vả, cuộc sống mưu sinh với nhiều khó khăn, giờ đây chúng đang tìm về tổ ấm của mình.

Thiên nhiên được phác họa qua hai câu thơ này vô cùng trong trẻo, tươi đẹp và thơ mộng, thể hiện một không gian mênh mang, bát ngát, nhưng gợi lên trong lòng người đọc một chút buồn man mác.

bai tho chieu toi  - Cảm nghĩ về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh

Hai câu thơ được sử dụng phong cách miêu tả vô cùng đậm đà chất cổ điển trong thơ cổ, nhưng lại có sự mới mẻ trong cách sử dụng từ ngữ chỉ thường gặp ở Hồ Chí Minh.

Lấy cánh chim chiều để nói lên cảnh nắng chiều buông xuống, hoàng hôn đang bao phủ cảnh vật xung quanh, tất cả tạo nên một nỗi buồn cho những con người đang sống cảnh viễn xứ xa hương. Nó gợi lên cho tác giả và người đọc những cảm xúc le lói buồn.

Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng những hình tượng vô cùng quen thuộc như đám mây, cánh chim, cảnh hoàng hôn để nói lên sự cô đơn, lạc lõng của con người trước thiên nhiên bao la, hoang sơ, vĩ đại.

Hình ảnh chú chim chiều mải miết kiếm ăn vất vả cả một ngày giờ đây mỏi mệt muốn tìm nơi bình yên, nơi tổ ấm của mình để trú ẩn. Phải chăng người tù, sau một ngày bị áp giải mệt mỏi, chân tay bị gông cùm xiềng xích tác giả cũng muốn có nơi chốn nghỉ ngơi, một nơi thật bình yên của mình.

Trong câu thơ tác giả đã kết hợp giữa hiện đại và cổ điển để nói lên khát khao tự do, cần nơi bình yên, một mái ấm thật sự của mình.àm súc dư ba của thơ cổ điển.

Đồng thời nó cũng nói lên nỗi lòng nặng trĩu của tác giả khi nhớ về quê hương đất nước không biết khi nào mình mới được tự do để trở về nơi quê nhà. Tác giả cũng buồn khi người dân quê mình vẫn còn lầm than với kiếp nô lệ, thuộc địa của mình. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc vẫn còn dang dở.

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng

Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng hình ảnh con người để làm cho bài thơ trở nên sống động hơn. Hình ảnh người con gái hăng say lao động mải miết với công việc của mình mà quên đi thời gian, là một hình ảnh vô cùng tươi đẹp, làm sáng bừng cả bài thơ.

Bên cạnh cô gái đó là chiếc bếp lò rực lửa, màu hồng của lò than gợi lên sự ấm áp, gợi sức sống cho toàn bài thơ. Đồng thời nó cũng gợi lên sự bình yên trong cuộc sống lao động tự do sản xuất.

Lò than rực lửa hồng chính là hình ảnh vô cùng đặc sắc của bài thơ. Chữ "hồng" được xem là nhãn tự, là đôi mắt của toàn bộ bức tranh này. Nó sưởi ấm thiên nhiên hoang vu, lạnh lẽo, gợi lên trong lòng con người cuộc sống miền thôn quê giản dị nhưng tự do hạnh phúc.

Hơi ấm của lò than làm ấm áp không gian xung quanh tạo nên một vẻ đẹp trẻ trung, căng tràn sức sống, làm cho cả bài thơ chợt bừng tỉnh sau những cơn ngủ đông dài u ám.

Thông qua sự quan sát tài tình, tỉ mỉ của tác giả Hồ Chí Minh ta có thể thấy người đang vô cùng khát khao tìm kiếm sự tự do, một cuộc sống bình yên giản dị cho chính bản thân mình và cho quê hương đất nước. Nó chính là ước mơ sục sôi bỏng cháy của tác giả.

Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh bị áp giải từ nhà lao này tới nhà lao khác, chịu cảnh tù đày mất tự do thì tác giả Hồ Chí Minh vẫn không thể nào cầm lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở miền núi rừng sơn cước, nên người đã viết bài thơ "Chiều tối" với muôn vàn cảm xúc sâu lắng.

Bài thơ "Chiều tối" của tác giả thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, thể hiện sự đồng điệu giữa tâm hồn tác giả với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, tạo nên một bài thơ vô cùng sinh động, tươi đẹp gây được nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Thảo Nguyên

Check Also

10 quy luat cuoc song 310x165 - Suy nghĩ về sự trưởng thành

Suy nghĩ về sự trưởng thành

Đề bài: Suy nghĩ của em về sự trưởng thành Bài làm Người trẻ hay …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *