Cảm nhận bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
Hướng dẫn
– Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà văn hóa, nhà thơ lỗi lạc. Ông đã để lại cho các thế hệ sau được chiêm ngưỡng những vần thơ kiệt xuất lúc bấy giờ trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Côn Sơn Ca”.
– Côn sơn ca vừa là bài ca thiên nhiên vừa là bài ca tâm trạng. hai ý hòa quyện thống nhất trong cảm xúc của thi nhân. Đoạn trích miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nhưng vẫn thấm nhuần ý vị trữ tình của tâm trạng
– Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát…, vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người.
“Côn Sơn hữu tuyền,..
..Ngô dĩ vi đạm tịch”
+ Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc gắn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm,…
…Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
+ Việc miêu tả rõ nét thiên nhiên côn sơn cho ta thấy được một tấm lòng hiểu và yêu thiên nhiên quê hương biết nhường nào
+ Mấy chục năm trời loạn lạc, li hương, không đêm nào Ông không nằm mộng nhớ quê, nhớ luống cúc vườn cũ:
“Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc,
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao”.
+ Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
+ Bức tranh Côn Sơn không chỉ được Nguyễn Trãi cảm nhận qua thị giác, thính giác mà còn cả bằng trái tim thiện nguyện. người đọc cảm nhận cái ‘tâm’ trong sáng và cái tài độc đáo của thi nhân qua bài thơ này
– Côn Sơn cacòn hàm chứa triết lí về cuộc đời của ức Trai. Trước hết Ông nói về giàu sang phú quí, bần tiện, vinh và nhục ở đời
Muôn chung chín vạc làm gì,..
..Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan”.
+ Sự chiêm nghiệm của nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mây núi, tráng ngàn
+ Gần trọn cuộc đời lo cho dân, cho nước nhưng những năm cuối đời ông phải sống trong cái cảnh ghen ghét, đố kị của đám nịn thần. Vì thế ông trở về với Côn Sơn như con chim sổ lòng trở về với quê mẹ thân thương
+ Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng “đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông” lo dân thương nước
– Bài ca Côn Sơn cho ta thấy một sự giao hòa tuyệt vời giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hòa đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi
– Nguyễn Trãi làm cho tâm hồn bạn đọc càng thêm xao xuyến, bồi hồi và càng thêm gắn bó với từng mảnh vườn, góc phố quê hương
Nguồn: Vietvanhoctro.com