Cảm nhận hình ảnh người lính Hà Thành trong bài thơ Tây Tiến
Bài làm
Đề tài người lính là một đề tài không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong thơ ca kháng chiến. Chúng ta đã đồng cảm với những người lính nông thôn chất phác, hiền lành đến từ những vùng quê nghèo khô cằn sỏi đá trong Đồng Chí của chính Hữu, đã yêu chất lính trẻ trung của những chàng thanh niên trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, giờ đây lại lưu luyến vẻ đẹp từ ngoại hình, tâm hồn, lý tưởng đến sự hi sinh của những chiến binh Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng.
Quang Dũng từng là một người lính đóng quân trong binh đoàn Tây Tiến. Binh đoàn Tây Tiến là binh đoàn được thành lập mùa xuân năm 1947 với lực lượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, thanh niên ở Hà Nội. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn binh khá rộng với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp.Miền đất Tây Tiến hoang sơ, hùng vĩ ấy đã để lại cho Quang Dũng nhiều ấn tượng sâu sắc nên một năm sau, năm 1948 khi đã chuyển đơn vị tại làng Phù Lưu Chanh, ông nhớ lại những người đồng đội và gửi gắm nỗi niềm vào bài thơ Tây Tiến.
Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa lên hình ảnh những người anh hùng của đất nước vừa trẻ trung, kiên cường, vừa lạc quan, bất khuất. Các anh trực tiếp xuất hiện với vẻ đẹp độc đáo khác lạ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
Nhà thơ đã xây dựng một bức tượng đài sừng sững về anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp thực nhưng, cảm hứng sáng tác lại là chất lãng mạn xen lẫn chất bi tráng, gợi ra vẻ đẹp ngang tàn, kiêu hùng, xem thường khó khăn, gian khổ. Tuy hiện thực là bao khắc nghiệt, khó khăn, là muối đe doạ hoành hành của cơn sốt rét rừng đã làm tóc những người chiến sĩ rụng, làm da các anh như màu lá cây, làm anh run người trong cơn ớn lạnh “anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”(Chính Hữu), nhưng người đọc vẫn nhận ra trong câu thơ là một nét vui đùa ngạo nghễ, một tinh thần kiên cường dũng cảm, “ quân xanh màu lá “ nhưng vẫn “dữ oai hùm”. Ấy là vẻ đẹp dữ dội, oai phong, mạnh mẽ, lẫm liệt như chúa chúa tể của núi rừng. Tây Tiến ấy là một đoàn binh kiêu hùng làm sống dậy trong thi ca một hào khí Đông A ngút trời:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu”
(Phạm Ngũ Lão)
Có thể nói, hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh chỉ có thể mài sắc ý chí chiến đấu chứ không thể bẻ gãy tinh thần của các chàng lính trẻ. Quang Dũng không né tránh hiện thực khốc liệt của chiến tranh đã lưu dấu trên hình dung người lính nhưng hiện thực ấy được soi chiếu qua mầu sắc lãng mạn nên càng trở nên bay bổng, bi hùng.
Bức tượng đài của người lính Tây Tiến không chỉ có nét ngang tàng dữ dội mà còn được thể hiện ở chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn:
“ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đem mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Là một người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc, sống và chiến đấu nơi rừng núi gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. Mắt trừng mở to các anh gửi mộng qua biên giới, mơ về một dáng kiều thơm, một Hà Nội phồn hoa. Dáng kiều thơm và một Hà Nội phồn hoa xa xôi chính là nguyên nhân của nỗi nhớ mong. Nó không phải là nhớ về một giếng nước gốc đa, cũng không phải một sáng hình cụ thể, cũng không chỉ bó hẹp trong tình yêu đôi lứa, niềm nhớ thương dâng trào của người lính Tây Tiến cao hơn là một tấm lòng luôn hướng về tổ quốc, hướng về thủ đô. Dẫu ở nơi biên cương viễn xứ xa xôi, tâm hồn người lính lúc nào cũng hướng về Hà Nội, trở thành một nguồn sức mạnh vô hình mạnh mẽ để các anh có thể vượt qua tất cả cung đường khúc khuỷu, vượt qua mưa bom bão đạn của quân thủ để giữ cho sáng kiểu thơm, Hà Nội ấy mãi nguyên vẹn.
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ hướng về vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của người lính mà còn tập trung thể hiện chất hào hùng và bi tráng:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
Ra đi vì lý tưởng tự do độc lập của dân tộc, bước đi trên con đường gập ghềnh xa thẳm của vùng rừng núi biên giới, đoàn quân Tây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có những người phải rời khỏi đội hình và những nấm mồ của người chiến sĩ lại mọc lên. Câu thơ gợi sự bi thảm, xót xa thế. Thế nhưng câu thơ sau như một lực nâng vô hình để đưa câu thơ đầu lên cao. Cái bi thảm trở thành bi tráng. Câu thơ “chiến trường đi…”là một lời tuyên hệ hi sinh chẳng tiếc đời xanh để bảo vệ quê nhà, là lý tưởng của một thế hệ yêu nước quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Người lính Tây Tiến ra đi và đã ngã xuống thanh thản không chút vướng bận. Cái chết nhẹ tựa lông hồng. Trước sự hi sinh thầm lặng của những người lính Tây Tiến, khắp núi sông vang lên lời tiễn biệt làm rung động sâu sắc cho lòng người:
“ Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Bút pháp mỹ lệ hóa của cảm hứng lãng mạn đã biến tấm áo quân phục dãi dầu nắng mưa thành tấm áo bào đẹp đẽ và thiêng liêng. Đó là hình ảnh sang trọng để làm đẹp cho sự hi sinh của người chiến sĩ. Hiện thực là người chiến sĩ không có mang áo vải che thân, chỉ có manh chiếu độc nhưng họ vẫn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ đã ngã xuống và thanh thản về đất, về nơi sinh ra anh và giờ lại đón anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ.
Anh về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng. Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc đưa tiễn bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hi sinh của những người lính. Qua cách nói về đất là cách nói giảm nói tránh để vơi bớt nỗi đau vừa là cách nói bất tử sự hi sinh của người lính. Anh về đất chính là trở về hóa thân thành dáng hình xứ sở.
Đưa tiễn anh về đất là “ khúc độc hành” tráng lệ, dữ dội của dòng sông M, một dòng sông đã từng chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của cuộc đời người chiến sĩ nay gầm lên khúc tráng ca vừa tự hào với trân trọng chiến công của người lính. Từ Hán Việt “ khúc độc hành” với ý nghĩa là hành khúc lên đường đơn độc mang sắc thái thiêng liêng của một lời thề từ những người còn sống sẽ nối tiếp lý tưởng của người đã hi sinh.
Nhà văn Anđecxen từng viết: “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” Từ sự trải nghiệm của cuộc đời chiến sĩ, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài đẹp đẽ, bất tử về những chàng trai Hà Nội mang gươm đi cứu nước. Họ anh hùng bất khuất trong chiến đấu, họ mộng mơ lãng mạn trong cuộc sống gian khổ nhọc nhằn. Khi sống họ rất mực hào hoa, khi chết họ rất đỗi hào hùng. Do vậy, hình ảnh họ, dáng đi của họ đã sống mãi cùng núi non.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tả bạn trai thân thiết của em
Tả bạn trai thân thiết của em Bài làm Trong gia đình, những người thân [...]
Th12
Tả ca sĩ Thùy Chi đang biểu diễn trên sân khấu
Tả ca sĩ Thùy Chi đang biểu diễn trên sân khấu Bài làm Với học [...]
Th12
Tả con cá vàng bơi trong bể kính
Tả con cá vàng bơi trong bể kính Bài làm Không gian căn nhà nhỏ [...]
Th12
Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê em
Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê em Bài làm Em thường ví quê [...]
Th12
Tả cảnh con đường đi học từ nhà đến trường
Tả cảnh con đường đi học từ nhà đến trường Bài làm Con đường từ [...]
Th12
Tả cảnh đẹp ở địa phương em – tả khu du lịch Núi Ngăm
Tả cảnh đẹp ở địa phương em – tả khu du lịch Núi Ngăm Bài [...]
Th12