Cảm nhận về lời người ở lại trong bài thơ Việt Bắc
Bài làm
“ Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cái hoàn thiện từ bên trong là sự thổ lộ cảm xúc một cách mạnh liệt, là tiếng nói của trái til, là nơi dừng chân của tâm hồn. Trong đoạn trích Việt Bắc, cái hoàn thiện từ bên trong là những nỗi niềm, tình cảm của tác giả trong khoảnh khắc chia tay lịch sử tháng 10 năm 1945, khi trung ương đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cảm xúc nhớ nhung từ người ở lại và người ra đi đã để lại nhiều ấn tượng không thể phai nhòa, đặc biệt là lời của người ở lại:
“ Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.”
“ Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Tháii, mái đình cây đa.”
Khúc hát chia tay được cất lên bắt đầu từ chính cõi lòng người ở lại. Bởi lẽ, người ở lại bao giờ cũng mang nhiều tâm trạng, nỗi niềm nhớ nhung, lo lắng liệu rằng mình về xuôi có còn nhớ đến ta, còn nhớ mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mười lăm năm ấy không chỉ gợi lên sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc năm 1954 mà còn là quãng thời gian gắn bó khăng khít giữa Việt Bắc và cách mạng như mối tình đầu nồng nàn, thân thiết. Người ở lại nhắc nhở người ra đi về đạo lý ân nghĩa thủy chung “nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”, lo sợ người ra đi sẽ vì “quen ánh điện của gương” mà “vầng trăng đi qua ngõ / ngỡ người dưng qua đường” (Nguyễn Duy).
Trong lời người ở lại, cặp đại từ quan hệ “ mình ta” mở ra lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca đã diễn tả sự thân thiết, yêu quý, gần gũi của người chia tay có tình nghĩa nồng nàn. Trong ca dao, “ mình ta” thường chỉ mối quan hệ yêu đương khăng khít, bền chặt giữa người vợ và chồng nhưng với Tố Hữu, ông đã sáng tạo và nâng tình cảm ấy cao hơn là tình nghĩa cách mạng đong đầy. “Mình về mình có nhớ ta”, “ mình” là cách mạng, “ta” là Việt Bắc. Nhớ về Việt Bắc bởi đó là quê hương cách mạng, là nơi che chở cho đồng đội trong những năm kháng chiến gian khổ, là mối tình đầu mười lăm năm khăng khít của người ra đi. Tất cả đầm thắm yêu thương, lớn lao, cao đẹp.
Nhịp thơ lục bát với âm điệu du dương, da diết đđ diễn tả một thoáng ngập ngừng, lưu luyến trong tình cảm lúc chia xa để rồi sau đó tạo ra sáu câu hỏi dồn dập trong mười hai câu lục bát tiếp theo:
“ Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Tháii, mái đình cây đa.”
Sự nối tiếp của mười hai dòng thơ nằm trong mạch cảm xúc của hoài niệm như một sự xuất hiện tất yếu. Tiếng hát ân tình của kẻ đi làm cảm động lòng người ở lại khiến bao kỷ niệm, bao hồi ức trào dâng mạnh mẽ trong tâm trí người tiễn đưa. Những dòng thơ cuộn chảy bao hoài niệm. Những chữ mình nối tiếp nhau như một điệp khúc tình cảm, những chữ về, đi chan chứa nhớ thương cùng hòa trong một chữ nhớ đầy lưu luyến, xúc động.
Người ở lại nhắc người ra đi vừa là tình đoàn kết trong gian khổ nhọc nhằn vừa là lời nhắc người ra đi còn nhớ hay quên những kỉ niệm của chúng ta. Kỷ niệm đó là những ngày “mưa nguồn suối lũ” cùng chia ngọt sẻ bùi, nhường nhau “ miếng cơm chấm muối” cùng gánh trên vai mối thù dân tộc. Kỷ niệm đó là những ngày gian khổ trong bữa ăn đạm bạc “ trám bùi măng mai” nhưng giờ đây đã ngưng đọng lại sau lưng người ra đi để rụng, để già. Đó còn là kỷ niệm về lòng người Việt Bắc sắc son cưu mang, tin yêu cách mạng; về những ngày kháng Nhật, thuở còn Việt Minh. Trong kỷ niệm ấy, người về xuôi có còn nhớ “ mình”, là nhớ người ở lại hay cũng chính là bản thân mình gắn liền với những địa danh Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa đã đi vào lịch sử dân tộc.
Người ra đi còn nhớ hay đã quên những kỉ niệm gắn bó ruột thịt với quê hương cách mạng? Tuy cuộc sống gian khổ khó khăn trong những bữa ăn đạm bạc chỉ có cơm chấm muối, trong những mái nhà hắt hiu lau xám nhưng tất cả cùng gánh trên vai một mối thù, một ước nguyện đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ nền hòa bình độc lập dân tộc. Những người dân Việt Bắc và cùng với cách mạng trải qua muôn nỗi khó khăn bao nhiêu gian khổ, cùng nhau kháng Nhật, tham gia Việt Minh, liệu rằng người ra đi có còn nhớ? Cả một đoạn thơ liên tiếp các đại từ quan hệ “ mình” kết hợp với điệp từ “ nhớ”, với những câu hỏi tu từ đã thể hiện một sự dồn dập trong lời nói thể hiện sự lo lắng trong tâm trí người ở lại. Người ở lại khẳng định, Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng và dù cuộc sống kháng chiến còn nhiều nhọc nhằn nhưng tấm lòng yêu thương cách mạng vẫn luôn mở rộng, chân tình, đong đầy.
Trong mọi mối quan hệ, người ở lại luôn mang nhiều tâm trạng, luyến lưu, lo lắng nhất. Điều đó không hề sai đối với những người Việt Bắc. Cách mạng trở về thủ đô, quê hương Việt Bắc bịn rịn đưa tiễn trong nhung nhớ, xuyến xao. Năm tháng qua đi người về xuôi có thể quen với ánh điện cửa gương, lãng quên đi người ở lại nhưng Việt Bắc sẽ mãi luôn luôn nhớ, sẽ mãi luôn yêu thương. Đó cũng chính là tình cảm sáng ngời trong tác phẩm để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả.
Từ khóa tìm kiếm:
- https://baiviethay com/cam-nhan-ve-loi-nguoi-o-lai-trong-bai-tho-viet-bac html
- kiến thức trọng tâm việt bắc loi nguoi ra di loi nguoi o lai
- trong lời nguoif ở lại thể hiernj tâm trạng gì