Mỗi giờ, mỗi phút chúng ta đã gặp gỡ, nói chuyện với biết bao nhiêu người. Có những người thỉnh thoảng, hiếm khi mới gặp. Có những người ta gặp thường xuyên, hằng ngày. Những người ấy thường gây được ấn tượng và tình cảm với chúng ta. Trong chương trình Ngữ Văn, các bạn sẽ gặp đề bài văn miêu tả một người mà em thường gặp. Trước khi chúng ta bắt đầu làm bài, cần phải lập dàn ý trước phải không? Dàn ý sẽ là cái sườn, là bộ xương hình thành nên bài viết. Kết cấu một bài viết cũng có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trong thân bài chú ý triển khai thành các ý nhỏ dựa theo câu hỏi: Người em thường gặp là ai? Em thường gặp người ấy ở đâu, tại sao thường gặp? Người đó trông như thế nào? Có điểm gì ở họ mà em thấy ấn tượng? Tình cảm của em với người đó như thế nào? Trả lời lần lượt theo những câu hỏi, kết hợp với những kí ức, kỉ niệm chân thực của mình để tạo nên bài viết hấp dẫn cho mình nhé! Chúc các bạn học tập tốt!
DÀN Ý LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ NGƯỜI MÀ EM THƯỜNG GẶP
1. Mở bài
-Giới thiệu người em thường gặp: Ngoài những người thân trong gia đình và các thầy cô, bạn bè trong lớp, còn một người em thường gặp làm em ấn tượng và rất yêu mến. Đó chính là ông Hai gần nhà em
2. Thân bài
a) Ngoại hình:
– Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.
– Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.
– Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.
-Đặc biệt, ông có một vết sẹo trên mặt: một vết sẹo ngày phía bên phải trán. Những ngày trở trời, nó lại nhức nhói. Nhưng nó cũng không làm cho chúng em sợ hãi, nó càng làm cho ông đẹp hơn. Vì nó cho thấy ông đã anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì mọi người, vì đất nước như thế nào.
b) Tính cách:
– Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ. Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.
-Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.
c) Tình cảm của em với người đó
– Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.
-Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.
– Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.
3. Kết bài:
-Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.
Nguồn Internet
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn lớp 9 chi tiết đầy đủ
Cuộc sống là một vòng tuần hoàn vô tận mà mỗi chúng ta chỉ là [...]
Th12
Dàn ý Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
Cuộc sống của mỗi chúng ta không thể nào thiếu được một số vật dụng [...]
Th12
Dàn ý Nghị luận về sự ích kỷ lớp 9 chi tiết đầy đủ
Cuộc sống này vốn dĩ không có gì là vẹn toàn. Ở những nơi khác [...]
Th12
Dàn ý Thuyết minh về mũ bảo hiểm(nón bảo hiểm) lớp 9 chi tiết đầy đủ
Ngày nay, phương tiện di chuyển của con người càng trở nên tiên tiến, được [...]
Th12
Dàn ý thuyết minh về cây xoài lớp 9 chi tiết đầy đủ
Văn thuyết minh là một thể loại tập làm văn quen thuộc mà học sinh [...]
Th12
Dàn ý Thuyết minh về hoa hồng lớp 9 chi tiết đầy đủ
Nhắc đến hoa, hẳn ai cũng sẽ yêu thích những loài hoa khác nhau. Nhưng [...]
Th12