Dàn ý Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện con Rồng cháu Tiên

Dàn ý Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện con Rồng cháu Tiên

Hướng dẫn

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn về Cảm nghĩ của em sau khi học truyện con Rồng cháu Tiên, cụ thể:

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

– Đọc lại truyện Con Rồng cháu Tiên nhiều lần. (Ngữ văn 6, tập 1, tr. 5).

– Nội dung chính của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

– Nghệ thuật truyện có gì đặc sắc?

– Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện này?

__________***__________

Mời các em tham khảo phần nội dung mẫu Dàn ý bài tập làm văn về Cảm nghĩ của em sau khi học truyện con Rồng cháu Tiên dưới đây:

MẪU DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN VỀ CẢM NGHĨ CỦA EM KHI ĐỌC TRUYỆN CON RỒNG CHÁU TIÊN

1. Phần Mở bài

Kho tàng truyện cổ Việt Nam có nhiều truyện rất hay nói về nguồn gốc của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

Một trong những truyện để lại trong em cảm nghĩ sâu sắc là truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.

“Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết đẹp, giàu ý nghĩa. Truyện cho em một lời giải thích, lời ca ngợi và khẳng định về cội nguồn của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

2. Phần Thân bài

a). Trước hết nội dung của truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã cho em một cảm nhận sâu sắc về cội nguồn dân tộc.

* Truyện giải thích về nguồn gốc các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

Thuở xa xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ. Lạc Long Quân có sức khỏe phi thường, có nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh.

– Ở vùng núi phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Nàng xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn du ngoạn tới thăm.

– Lạc Long Quân gặp Âu Cơ rồi nên vợ nên chồng. Thời gian sau nàng Âu Cơ sinh ra một cái học trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú.

– Sống với nhau một thời gian, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn. người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miến núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng phụ lời hẹn ước…”

Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ lên núi được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Cháu, đặt tên nước là Văn Lang…

– Như vậy, câu chuyện đã giải thích về nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Dầu là dân tộc ở miền núi cao hay dân tộc ở vùng biển cả… thì tất cả đều là anh em vì cùng từ trong cái học trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Vì vậy, ta mới có từ đồng bào (đồng là cùng, bào là bọc. Đồng bào là cùng một bọc). Em nghĩ trên thế giới cũng ít có nước nào có được truyền thuyết giải thích về nguồn gốc của dân tộc hay như truyện “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam.

* Truyện thể hiện sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc

– Vua Hùng lên ngôi. Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Khi cha chết thì ngôi được truvền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

– Chúng ta là người dân đất Việt, chúng ta thật tự hào khi nhắc đến các vua Hùng, nhắc đến nguồn cội của mình. Chúng ta là “con Rồng cháu Tiên”.

* Truyện khơi dậy trong tâm hồn mỗi người Việt Nam tình yêu thương, đoàn kết dân tộc

Câu chuyện mang nghĩa khẳng định các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em, đều có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. Vì vậy, chúng ta phải luôn yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày.

– Khi đất nước có giặc ngoại xâm, chúng ta phải chung sức, chung lòng đánh giặc để bảo vệ non nước này.

– Khi đất nước sạch bóng quân thù, chúng ta phái đoàn kết để cùng chung tay xây dựng đất nước. Các thế hệ phái nối tiếp nhau xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm như một minh chứng khẳng định các thế hệ người Việt luôn truyền lại cho nhau niềm tự hào và trách nhiệm đôi với đất nước:

"Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau là sinh con dẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mơi sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”

(Trích Mật đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

b). Em yêu thích truyện bởi nghệ thuật của truyện rất độc đáo

– Truyện “Con Rồng cháu Tiên” có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Những chi tiết đó có sức hấp dẫn người đọc, người nghe.

+ Các nhân vật trong truyện có nhiều phép lạ: Lạc Long Quân có thể diệt trừ Ngư Tinh (con cá sống lâu năm thành yêu quái), Hồ Tinh (con cáo sống lâu năm thành yêu quái), Mộc Tinh (cây sông lâu nầm thành yêu quái).

+ Hình tượng cái bọc trăm trứng là hình tượng mang yếu tố kì ảo. Với trí tưởng tượng tuyệt vời, cha ông ta đã xây dựng hình tượng cái bọc trăm trứng. Điều đó khẳng định niềm tự hào, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện tự nguyện đoàn kêt, thống nhất cộng đồng của người Việt.

– Truyện được kể theo trình tự thời gian làm cho người nghe dễ nhớ dễ thuộc. Vì vậy, truyện “Con Rồng cháu Tiên” là câu chuyện nằm lòng trong tất cả người dân đất Việt.

3. Phần Kết hài

Đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”, em thêm tự hào về cội nguồn dân tộc.

Em hiểu rằng nghĩa đồng bào là cao cả và thiêng liêng.

– Nối bước cha anh, chúng ta cần đoàn kết một lòng, đem trí tuệ, tài năng ra để góp phần dựng xây đất nước. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng giàu đẹp, mới sánh vai được với các cường quốc năm châu.

_____________Hết_____________

Nguồn: Vietvanhoctro.com