Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống”

Giải thích câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Dây cà ra dây muống

Bài làm

Tục ngữ luôn là những câu nói ngắn gọn súc tích nhưng lại bao hàm nhiều ẩn ý hay của các bậc tiền nhân trước để lại cho con cháu đời sau. Bên cạnh những câu tục ngữ về những kinh nghiệm của người trước về thời tiết, kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi,…thì lại có những câu tục ngữ như nói đến những sự phê phán, chê trách đối với con người. Một trong những câu tục ngữ nói chê trách việc con người nói lăng, cách viết từ cái này lan man sang cái kia một cách dài dòng, lôi thôi.

Dễ nhận thấy câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống” là một câu nói như ngụ ý nói việc trong gió tiếp có người lại đang nói vấn đề này song lại quay ra vấn đề kia thật dài dòng lôi thôi làm cho đối phương nghe không thích lắm. Vì lúc này câu chuyện đã đi quá xa không phải là câu chuyện nói ban đầu nữa.

Trong giao tiếp của con người, người Việt ta cũng rất hay có những câu chuyện bên lề. Nhưng những chuyện bên lề đó mà được nói cho vui và vẫn tập trung vào mục đích chính trong cuộc giao tiếp đó thì không đáng nói. Thực tiễn cho thấy được rằng cũng có rất nhiều câu truyện lan man mãi không có hồi kết. Đang từ một cuộc nói chuyện từ vấn đề A thôi mà chuyện A chưa nói hết đã lan man đến những chuyện đâu đẩu đầu đâu rồi. Nếu như giao tiếp mà lại “Dây cà ra dây muống” thì hiệu quả giao tiếp không được cao. Con người như bị sa đà vào những câu chuyện khác mặc dù không thích. Trường hợp xấu hơn có thể xảy ra đó chính là có những quan điểm bất đồng từ những câu chuyện chính gây ra những tranh chấp không đáng có.

giai thich cau tuc ngu day ca ra day muong - Giải thích câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống”
Giải thích câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống”

Cứ khi nào giao tiếp người ta nói lại chuẩn bị “dây cà ra dây muống” là ta như hiểu được là đã sa đà, lan man vào những câu chuyện khác rồi. Trong giao tiếp con người cũng cần phải đực biệt chú ý đểm này để tránh mất điểm với đối phương cũng như không đạt được mục đích giao tiếp cần thiết mà vẫn tốn thời gian. Cha ông ta cũng đã thật tinh tế khi nhận ra được trong giao tiếp nếu như ta nói sang một cây chuyện khác từ “dây cà” nhưng lại ra “dây muống” quả thật không hay. Dây cà, dây muống chính là đặc điểm của hai loại cây này thân bò và vươn dài ra như một cái dây vậy. Hình ảnh so sánh ví von thật dễ có thể tưởng tượng được giúp cho người nghe khi mới nghe câu tục ngữ này thôi thì cũng như đã thấy sự thân thuộc cũng như dễ liên tưởng nhất. Như một lời dặn quý báu của cha ông ta trong giao tiếp cần phải nói những chuyện liên quan chặt chẽ với vấn đề thì mới cho thấy được là người có học thức. Ngược lại nếu như trong giao tiếp mất thời gian mà hiệu quả giao tiếp không đạt được thì nó cũng đánh giá phần nào tác phong sống, làm việc của bạn đó.

Câu nói “Dây cà ra dây muống” là một câu nói ngắn gọn của người xưa tuy nhiên cũng đã gửi gắm vào đó là những bài học vô cùng quý giá trong giao tiếp, hành xử giữa con người với con người.

Minh Nguyệt

Check Also

8196274182 b443d6b539 b 310x165 - Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá” Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *