Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu tục ngữ “Gần thường xa thương”

Giải thích câu tục ngữ “Gần thường xa thương”

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Gần thường xa thương

Bài làm

Trong các câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm, những tri thức của người đời xưa còn có những câu nói rất chân thành nói về quy luật của tình cảm. Và câu nói “Gần thường xa thương” là một trong những biểu hiện tình cảm của con người.

“Gần thường xa thương” ý như muốn nói tình cảm của con người mà khi mà nó cứ lặp đi lặp lại quá đỗi quen thuộc cho đến lúc mất đi ta mới hiểu được giá trị của nó. Thật vậy những gì đã quá quen thuộc và như gắn bó với chính mỗi chúng ta hàng ngày, nó cứ thường trực nên ta có cảm giác đó như là một điều thông thường, thậm chí con không mảy may quan tâm đến bất thứ những thứ ở gần. Và chỉ khi chúng ta mất di những điều gần gũi quen thuộc và dường như từ trước đến nay bạn luôn luôn coi đó chính là những thứ vô tri, vô giác và cẳng mang lại trong chính bạn một điều gì cả. Thế rồi, một ngày nào đó chỉ khi mất đi bạn mới thấy được sự quan trọng của nó.

Bình thường xó bao giờ bạn thấy được những bữa ăn trong gia đình quan trọng và thực sự cần thiết chưa? Qủa thật tôi và bạn, tất cả chúng ta thật khó có thể hiểu được một bữa ăn trọn vẹn, có đủ đầy các thành viên thân yêu trong gia đính của chúng ta. Ngày qua ngày những bữa cơm đó dường như lại mang cho bạn một cảm giác nhàm chán. Thật sự có rất nhiều bạn hiện nay không hiểu được giá trị cốt lõi của bữa con trong gia đình. Chỉ khi bạn đi học xa nhà, bữa cơm có mẹ, có cha được mẹ và cha gắp cho những món ăn ưa thích cùng cười đùa lúc này mới thật là vui biết bao nhiêu. Thế rồi khi tất cả những gì bạn kịp nhận ra đó chính những điều hạnh phúc bình dị nhất và cũng tuyệt vời nhất của con người.

giai thich cau tuc ngu gan thuong xa thuong - Giải thích câu tục ngữ “Gần thường xa thương”
Giải thích câu tục ngữ “Gần thường xa thương”

Đôi khi con người cứ cố gắng gồng mình lên để đi kiếm tìm những thứ hạnh phúc ở đâu đó thật xa vời như mãi cho đến khi biết được hạnh phúc nó bắt nguồn từ điều giản dị nhất gần gũi quen thuộc. “Gần thường xa thương” như nói về khoảng cách có tính chất quyết định và có những ảnh hưởng nhất định đến với tình cảm của con người. Như muốn đến những điều cứ lặp đi lặp lại quen thuộc giống như ngày nào mình cũng nhìn thấy điều này thì sẽ nhàm chán. Chỉ khi xa cách thì mới thấy được tình cảm dạt dào và nó dường như quan trọng như thế nào trong chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Có thể thấy được có câu nói rất hay về việc quy luật tình cảm khi có sự xa cách “Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa,gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ,nhưng lai đốt cháy,bùng nổ những tia lửa lớn” (Ngạn ngữ Nga)

Tất cả những điều gần gũi ta sẽ không bao giờ biết được hết được giá trị của nó, chỉ bao giờ xa cách, không được nhin thấy những điều gần gũi đó thì dường như nhưng điều này ta mới thấy được nó quan trọng nhường nào. Khi “ở gần” thì nó cũng bình thường. Những dáng vẻ, hành động quá đỗi quen thuộc đối với chính bản thân của chúng ta thì dường như không cảm nhận được điều gì. Và thế chỉ khi mà “Xa” thì mới có thể “thương”. Lúc này sự xa cách mới thực sự có ý nghĩa biết bao nhiêu. Nó dường như cũng chính là chất xúc tác để làm cho tình cảm của bạn đang thăng hoa hơn và nhiều xúc cảm hơn.

Ta lấy một ví dụ nhỏ như. Nếu như có một người thân của chúng ta đột ngột qua đời,làm cho ta và gia đình đau khổ,vất vả,nhớ nhung … nhưng dường như ngày tháng năm nó dường như g cũng lui dần vào dĩ vãng,ta cũng phải nguôi dần …để sống. Câu tục ngữ “Gần thường xa thương” quả thật là một sự nhận ra quy luật tình cảm của con người thật đúng đắn.

Minh Nguyệt

Check Also

388670 10150402549522351 1488521967 n 310x165 - Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá” Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *