Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Bài làm

Dân tộc Việt Nam ta được biết đến là một dân tộc anh hùng, và vốn là một dân tộc mà đã có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Qủa thật ta như thấy được rằng chính lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó dường như cứ ngời sáng trong hoàn cảnh khó khăn và có những gian khổ. Ta như thấy được rằng chính truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt, vào xương tủy của con người và nó cũng đã được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ… mà ông cha ta thường nhắc nhở cho thế hệ bây giờ đó chính là lời dạy “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ hay và thật ý nghĩa, ta nên biết được rằng không phải ngẫu nhiên mà ông cha như đã mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ đặc sắc trên cũng đã gợi lên những hình ảnh quen thuộc, nó như rất gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống con người của chúng ta hiện nay.

la lanh dum la rach - Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành” chúng ta luôn nhớ ngay ra đó chính là chiếc lá còn nguyên vẹn. Chiếc lá lành nó như còn giữ nguyên dáng hình không bị rách hay va đập vào đâu. Câu nói “Lá rách” đó chính là chiếc bị sâu đã ăn, đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn như lúc trước nữa. Nếu như ta ngước nhìn lên một cái cây xanh tươi thì sẽ thấy được những tán lá xanh đó được kết cấu bởi nhiều chiếc lá đan cài với nhau. Có cả với đó là chiếc lá rách và chiếc lá lành, lá lành như ôm lấy lá rách để làm cho cây thêm xanh hơn. Và nói chuyện của những chiếc lá thì gợi ra chuyện của con người hiện nay. Là những người, những gia đình mà khá giả về kinh tế, cuộc sống sung túc đủ đầy thì sẽ giúp cho những gia đình gặp khó khăn, họ cưu mang và đùm bọc lẫn nhau để có thể vượt qua những bấp bênh cuộc sống ngày nay.

Hàng năm cứ vào mùa bão lũ nhân dân miền Trung lại phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. Và lúc này thì tinh thần “Lá lành đùm lá rách” được nêu cao. Với tình thương, sự tương trợ lẫn nhau của cả cộng đồng thì đã giúp cho người dân miền Trung nhanh chóng phục hồi được phần nào những đau thương, mất mát. Qủa thực “Lá lành đùm lá rách” không hề sai khi được coi là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt đạo lý này. Có như thế thì nhân dân ta mới thoát được những cảnh đói khát.

Ngược lại nếu như chúng ta không giúp đỡ sẻ chia những người kém may mắn trong khi mình lại có khả năng giúp họ phần nào. Thì bạn đúng là một người vô lương không có tình thương nhân loại, chắc chắn trong cuộc sống nếu như con người mà lại vô ơn trên nỗi đau của người khác thì bạn sẽ tự cô lập mình. Một thế giới cô đơn thiếu vắng đi những sự chia sẻ và cảm thông sẽ bủa vây xung quanh bạn. Nếu như bạn không muốn trở thành người biệt lập thì hãy dang rộng tay ra để giúp đỡ con người dù là một phần nhỏ thôi, bạn nhé!

Ta có thể nhận thấy được rằng chính những sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn thì chắc chăn họ sẽ an ủi được phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Những sự cưu mang, đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau luôn luôn được đánh giá là một tình cảm thiêng liêng quý báu. Hơn hết đó còn được nhân lên chính là đạo lí làm người. Khi chúng ta lại cùng sống trên một lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, có cùng một tổ tiên, một lịch sử. Cho nên chính vì như vậy là anh em trong một nhà. Chuyện “Lá lành” hay “lá rách” thì tựu chung lại nó cũng vẫn là lá vậy, không ai có thể thay đổi được điều này. So với cảnh nghèo hay giàu, sang hay hèn khi sống đúng với luân thường đạo lý đều là con người, thì mỗi chúng ta đối xử với nhau cho ra được những lẽ phải những đạo lý làm người sâu sắc và cần phải học hỏi.

Thông qua lời dạy trên thì đã gửi gắm cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà dường như trong mỗi người chúng ta cần thực hiện tốt. Và để có thể có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, và sự đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết dường nào. Qủa thật ta như thấy được rằng chính những lời nhắc nhở của cha ông sẽ như là một kim chỉ Nam, như một phương châm cho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này.

Minh Nguyệt

Check Also

hinh anh dep ve mam nu tam xuan 6 310x165 - Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ao sâu tốt cá” Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *