Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta – Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc

Đất nước Việt Nam là đất nước có rất nhiều người tài đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo, có biết bao câu chuyện về người anh hùng, danh nhân làm nức lòng bao người và được truyền từ đời này qua đời khác không bao giờ bị khuất lấp. Trong số những câu chuyện được ông được bà kể, bạn có lẽ sẽ ấn tượng với một người nào đấy, để tả lại người đó, bạn trước tiên cần nêu được tên họ, xuất thân của họ. Câu chuyện được kể nên là câu chuyện có thực, nổi tiếng và được nhiều người biết tới, câu chuyện phải làm nổi bật được những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính. Chuyện phải có kết cấu đầy đủ có mở-thân-kết và có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều người. Kết thúc câu chuyện bạn có thể nêu bài học hoặc tình cảm ngưỡng mộ của mình đối với danh nhân, anh hùng đó. Dưới đây là một số bài viết bạn có thể tham khảo:

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 HÃYHÃY KỂ VỀ CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HOẶC ĐỌC VỀ MỘT ANH HÙNG, DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA – VÕ THỊ SAU

Tuổi thơ em luôn tràn ngập những câu chuyện của bà. Đó là thế giới của những nhân vật cổ tích, của những người anh hung dũng cảm hy sinh về đất nước. Trong đó, em luôn nhớ câu chuyện về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu sinh ra ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, một miền quê với truyền thống yêu nước. Từ nhỏ chị Sáu đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào. Bởi vậy 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Chị đã lập nhiều chiến tích vang dội, diệt trừ tên ác ôn và nhiều lần phát hiện gian tế.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã ném lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Thế nhưng không may mắn một lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn chi đã bị giặc bắt. CHị bị tra tấn dã man nhưng không hề khai báo điều gì. Bọn địch đã kết án tử hình cho chị và chuyển chị ra nhà tù Côn Đảo.

Trên đường ra chiến trường, chị không hề sợ hãi, ngắt một bông hoa ven đường và tặng cho người lính hành hình chị. Trước cái chết, chị kiên quyết không quỳ xuống, từ chối bịt mắt, đối diện với cái chết của mình rất bình tĩnh. Điều ân hận nhất của chị là chưa diệt hết được bọn thức dân Pháp. Trước khi chết,  Chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Chị đã ngã xuống nhưng chắc chắn tấm gương của chị vẫn còn sáng mãi.

Chị Võ Thị Sáu chính là bức tượng đài tuyệt đẹp của tinh thần dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Em thấy mình cần cố gắng học thật giỏi để xây dựng đất nước, để cho công lao của những con người đi trước không uổng phí.

cau chuyen em da nghe hay da doc ve mot anh hung danh nhan cua nuoc ta vo thi sau - Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta - Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc
Người anh hùng Võ Thị Sáu là 1 tấm gương sáng để thế hệ sau này cố gắng học tập phấn đấu đóng góp phần vào phát triển và bảo vệ đất nước

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM ĐÃ NGHE HAY ĐỌC VỀ MỘT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA – TRẦN QUỐC TOẢN

Nhắc đến những người anh hùng nhỏ tuổi của đất nước, ắt hẳn trong đầu rất nhiều người nảy ra cái tên “Trần Quốc Toản” đầu tiên. Mang trong mình hào khí Đông A đầy nhiệt huyết và tinh thần xông pha, Quốc Toản quả thật là một trong những tấm gương yêu nước sáng ngời mà thế hệ trẻ nên học tập theo.

Trần Quốc Toản có tên tước là Hoài Văn Hầu, là em họ của vua, hiện nay vẫn chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết rằng cứ nói đến tên chàng là ai cũng đều nhới tới lá cờ thêu sáu chữ vàng hào hùng mà kiêu hãnh tung bay giữa chiến trường khi chàng mới 16 tuổi. Có rất nhiều những giai thoại nổi tiếng về người anh hùng tuổi niên thiếu này, nhưng trong đó nổi tiếng nhất có lẽ chính là câu chuyện “bóp nát quả cam”. Tháng 10 năm 1282, khi đó giặc Nguyên đang lăm le xâm lược nước bừ cõi nước ta, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để cùng các quan văn võ, dũng tướng trong triều đình bàn kế hoạch chống giặc bảo vệ đất nước. Hoài Văn hầu khi đó chỉ là một cậu bé thành niên nhưng trong lòng đã sục sôi lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì Tổ quốc, chàng đến tâu vua bày tỏ mong muốn được vào họp cùng các lão tướng lo việc nước để xin đánh. Thế nhưng đợi hồi lâu mà không được gặp, chàng bèn mặc quân lính can ngăn muốn vào thuyền rồng bệ kiến vua, đúng lúc này hội nghị tạm nghỉ, vua trở ra. Nhìn thấy vua, Trần Quốc Toản vội quỳ xuống, đặt gươm lên cổ, cúi đầu cung kính tâu: “Giặc đang lấy cố mượn đường để sang xâm lược đất nước, xin bệ hạ cho đem quân đánh. Vua nghe vậy thì khen ngợi chàng nhưng vẫn vì ngại chàng tuổi nhỏ nên không cho tham gia dự bàn, chỉ ban thưởng một quả cam. Trần Quốc Toản được vua ban cam quý nhưng trong lòng vẫn ấm ức và hổ thẹn, nghiến răng mà bóp nát quả cam. Hành động của chàng đã thể hiện lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu nhưng lại không được thể hiện và bị mọi người coi nhẹ vì tuổi nhỏ. Thật là một người anh hùng trẻ tuổi đáng trân trọng!

Trần Quốc Toản sau này đã góp công lớn trong việc đánh tan quân Nguyên và bắt sống Ô Mã Nhi cùng với Trần Khánh Dư. Tuy hi sinh ở độ tuổi thiếu thời thanh xuân rực rỡ nhưng lòng dũng cảm và tình yêu tha thiết nhiệt thành dành cho đất nước của chàng vẫn xứng đáng được tôn vinh muôn đời sau.

cau chuyen em da nghe hay da doc ve mot anh hung danh nhan cua nuoc ta tran quoc toan - Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta - Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc
HÌnh tượng người anh hùng áo vải bóp nát quả cam đã đọng lại nhiều trong thế hệ các bạn trẻ Việt lấy đó làm tấm gương để phấn đấu bảo vệ tổ quốc không chỉ trong thời chiến mà ngay cả thời bình hiện nay đất nước cũng rất cần sự chung tay xây dựng của tất cả mọi người để có thể chống nhiều thế lực khác nhau

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 HÃY KỂ VỀ CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HOẶC ĐỌC VỀ MỘT ANH HÙNG, DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA – NGUYỄN BÁ NGỌC

Thuở nhỏ khi sống cùng với ông bà, em đã được nghe ông bà kể rất nhiều câu chuyện về những người anh hùng,danh nhân của đất nước Việt Nam. Đến bây giờ em vẫn còn nhớ như in câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Bá Ngọc, một anh hùng nhỏ tuổi có công cứu các em nhỏ trong bom đạn của địch. Câu chuyện như sau:

Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 – 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng rất tàn nhẫn và hiểm ác,ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào, vừa học vừa lo lắng mỗi khi có tiếng máy bay bay trên bầu trời quê hương. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc hết cả, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm,bom rơi ngay cạnh nhà của Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, bạn học của anh. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm, bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hi sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện. Sự hi sinh của người anh hùng nhỏ tuổi rất cao cả và đáng trân trọng, nghĩa cử quên mình vì người khác trong thời chiến là một trong những nghĩa cử cao đẹp nhất, dân tộc nhất. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… noi gương nghĩa cử cao đẹp của Nguyễn Bá Ngọc đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.

Bác Hồ từng dạy trẻ em “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Hành động cao đẹp của người anh hùng Nguyễn Bá Ngọc đã trở thành một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo. Dù bay giờ chiến tranh đã đi xa nhưng ngoài kia vẫn còn rất nhiều những cuộc đời cần được giúp đỡ. Câu chuyện của anh hùng nhỏ tuổi Nguyễn Bá NGọc đã truyền cho em rất nhiều cảm hứng và động lực để có thể cố gắng giúp đỡ mọi người, thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi.