Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 6 / Nêu ý nghĩa và phân tích truyện Em bé thông minh

Nêu ý nghĩa và phân tích truyện Em bé thông minh

Nêu ý nghĩa và phân tích truyện Em bé thông minh

Hướng dẫn

– Loại truyện về kiểu nhân vật thông minh tài trí trong cổ tích sinh hoạt nước ta với nhiều cuộc thi tài, đọ sức hấp dân, thú vị, với lối kể chuyện hóm hỉnh, có kịch tính của tác phẩm dân gian.

2. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Dân tộc ta vốn thông minh, ứng xử nhanh, đối đáp giỏi. Điều này đã được văn học ghi lại trong các giai thoại đi sứ… và cả trong cổ tích, cổ tích sinh hoạt có hẳn loại truyện về kiểu nhân vật thông minh tài trí (đối lập nhân vật khờ khạo ngốc nghếch) mà Em bé thông minh là một gương mặt khá tiêu biểu.

1. Nhân vật thông minh tài trí ở đây là một em bé thần đồng. Không phải dòng dõi khoa bảng cao sang, cũng không phải một người lớn tuổi từng trải lịch lãm mà là một “em bé con nhà thợ cày” chỉ mới bảy, tám tuổi. Điều đó nói lên tài trí Việt Nam xuất hiện rất sớm và đó là tài trí của dân gian, của người lao động. Tài trí ây nảy sinh ngay trên đồng ruộng quê hương khi cha em đánh trầu cày, còn em thì đang đập đất. Và ngay sau phút đầu tiên, tài trí bộc lộ đã làm cho viên quan “há hốc mồm sửng sốt”, còn người đọc thì ngạc nhiên, sung sướng trước câu hỏi vặn của em bé thần đồng:

– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lòi được ngựa của ông đi một ngày được mây bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi đi cày một ngày được mấy đương.

Có khác gì chuyện xưa, một em bé đã hỏi lông mày của Khổng Tử có bao nhiêu soi! Nhưng ở đây còn có một chi tiết thú vị: trong khi “người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lòi thế nào” thì đứa con đã “nhanh miệng hỏi vặn lại quan”. Tài trí đã bật ra ngay tức thì bởi câu hỏi của viên quan cũng rất đột ngột. Em bé không thể biết trước câu hỏi, không hề có sự chuẩn bị để ứng phó – em đang đập đất kia mà! Nhưng trí khôn dân gian đã giúp em và ngón đòn “gậy ông đập lưng ông” đã quật lại đối thủ. “Cày một ngày được mấy đường”được vặn lại bằng “ngựa một ngày đi mấy bước” tYiật là thông minh nhanh trí sát sạt, đối đáp như thần.

2. Cuộc đối đáp đầu tiên trên đồng ruộng với viên quan đã chứng tỏ tài trí của em bé. Nhưng không chỉ có thế, các tác giả dân gian còn để cho nhân vật của mình có mặt ở khắp noi, đặt nhản vật vào mọi tình huống đầy thử thách nhằm bộc lộ hết tài trí thông minh của em bé. Con đường tài trí đã đưa nhân vật từ cánh đồng đến đình làng đến nhà công quán, đêrí sân rồng giữa triều đình và cuốỉ cùng là đôì diện với sứ thần ngoại quốc. Con đường ây, ngày càng khó khăn, thử thách càng nhiều, thì tài trí của em bé lại càng được đẩy lên cao mãi đến chô ngời sáng nhát. Trong tình huống “bắt trâu đực phải đẻ con”, ta thây cái ung dung chủ động tự tin của em lúc ở làng, ta lại gặp cái thông minh sắc sảo của em giữa triều đình khi em đã “lừa” vua vào bây để “thang” vua. Vũ khí “tương kế tựu kế” và ngón võ “gậy ông đập lưng ông” của dân gian đã được sử dụng tuyệt vòi khiến cho đấng chí tôn cũng phải cười dàn hòa “chịu thằng bé là thông minh lôi lạc”. Nhưng phải đến tình huống “một con chim sẻ dọn thành ba cô thức ăn ”thì nhà vua mới phục hẳn, khi em đưa cho sứ giả cái kim may xin đức vua rèn thành con dao để xẻ thịt chim, vẫn là “gậy ông đập lững ông” nhưng thâm thúy, pha chút giễu cọt, có khác gì câu chuyện “cál xanh to bằng cái đình để luộc quả bí to băng cái nhà” của anh nói khoác. Tất cả là để đi đến tình huống cuối cùng khi em giúp vua thắng được sứ thần ngoại quốc đềgiữ thểdiện cho dân tộc, thanh danh cho đất nước. Trong khi “các đại thần đều vò đầu suy nghĩ”, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái được triệu vào “đều lăc đầu bó tay” thì chính em, một em bé con nhà thợ cày, đã giải được bài toán hóc búa cho cả quốc gia một cách thật nhanh chóng, nhẹ nhàng, như không cần phải suy nghĩ gì cả. Giải khi em đang đùa nghịch ở sau nhà và giải bằng một câu hát dân gian hóm hỉnh:

Tang tình tang! Tang tinh tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thòi bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang…

Một lời giải tuyệt vời của tài trí dân gian trong một em bé thần đồng nơi thôn dã. Tưởng như tài trí dân gian đã thẩm vào máu thịt, tâm hồn, trí tuệ em, khiến cho bất cứ ở tình huống nào, trí khôn ây cũng có thể bật ra tức khắc, nhẹ nhàng thoải mái như không!

3. Như vậy, qua bốn lần thử sức, cũng là bốn tình huống đầy thử thách, tài trí của em đã bộc lộ sáng ngời, vượt qua tất cả và đã chiến thắng tất cả: lúc đầu hạ viên quan, hai lần sau thăng vua và cuối cùng làm cho sứ thần ngoại quốc phải thán phục. Đó là trí khôn dân gian đã chung đúc trong một con người để làm nên nhân vật tài trí trong cổ tích. Vì vậy tài trí ây phải hoàn hảo, tuyệt vòi. Trong thực tế, không thể có em bé nào thông minh tài giỏi, đối đáp như thần đến vậy, nhưng trong cổ tích lại có và nhân vật phải đạt đến mức như thế. Em đã trở thành một gương mặt đẹp của tài trí Việt Nam, và cổ tích đã đưa vẻ đẹp của nhân vật lên đến mức lí tưởng để đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sôhg. Đó là một tư tưửng đúng đắn, một quan niệm tiến bộ của người xưa: đề cao tài trí của người lao động cũng tức là đề cao người lao động. Trong cuộc sống đã như thế thì trong văn học cũng như thế. Tuy vậy, tài trí của nhân vật ở truyện cổ tích này cũng như ở những truyện cổ tích khác thường chỉ là tài trí trong cuộc sống mang ý nghĩa thực tiễn, chưa có nhân vật tài trí theo kiểu uyên bác, lôi lạc, có phát minh, đóng góp lớn cho đất nước và dân tộc. Xã hội phong kiến tiểu nông chưa đủ điều kiện để người xưa sáng tạo ra những nhân vật tài như thế.

Nguyễn Xuân Lạc

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

Hinh Nen Mam Cay Hinh Nen May Tinh Dep Nhat HoangTueBlog 3 310x165 - Phát biểu cảm nghĩ về "Cây bàng"

Phát biểu cảm nghĩ về “Cây bàng”

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về "Cây bàng" Bài làm Trên sân trường em …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *