Đề bài: Phân tích bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh
Bài làm
Trong những năm đầu của thế kỷ XX Phan Châu Trinh là một nhân vật văn chương được người đời khá là chú ý bởi tinh thần yêu nước, yêu những người dân lao động của ông.
Ông thường tham gia vào các hoạt động yêu nước của tri thức trẻ thời bấy giờ, cùng với những nhân vật tên tuổi khác đó là Phan Bội Châu.
Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" thể hiện lòng yêu nước, tính cách mạng trong giọng thơ của tác giả, thể hiện ý chí hiên ngang, kiên cường của những người làm trai sống trong thời kỳ đất nước chịu nhiều loạn lạc.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Trong những năm tham gia hoạt động yêu nước có những thời kỳ mà Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt giam tại Huế, rồi bọn chúng lưu đày tông ra đảo Côn Lôn làm khổ sai. Địa danh Côn Lôn khá nổi tiếng với những người tù cách mạng của nước ta. Nó là nơi chỉ toàn chết chóc, đau thương là nơi chôn vùi nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước quả cảm của dân tộc ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Một nơi hoàn toàn tách biệt với thế giới ngoài. Nó được mệnh danh là địa ngục trần gian nơi lưu đày của rất nhiều nhà yêu nước trẻ. Là nơi đày đọa những người con yêu nước của dân tộc ta, chúng tra tấn ra man với những loại cực hình vô cùng tàn nhẫn. Nhưng tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của những người dân yêu nước những người tù cách mạng thì không bao giờ có thể bị đòn roi dập tắt.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Câu thơ đầu tiên tác giả Phan Chu Trinh thể hiện một thế đứng hiên ngang, thái độ ngang tàng không hề run sợ hay khuất phục trước cường quyền, của bọn thực dân xâm lược. Trong không gian bao la của đất trời trước cảnh địa ngục trần gian, trước những móng vuốt đòn tra tấn dã man của kẻ thù nhưng tác giả Phan Chu Trinh vẫn thể hiện thái độ hiên ngang, khí khái anh hùng của mình.

Trong không gian bị gông cùm đó, người tù có thể bị giam cầm về mặt thể xác nhưng tâm hồn của ông vẫn luôn thể hiện phong thái ung dung tự do. Chí làm trai của người đàn ông quân tử được thể hiện qua thái độ sống kiên cường không sợ thử thách, gian nguy.
Một nơi khắc nghiệt như vùng Côn Lôn nơi những người tu ngày ngày làm lao động khổ sai cho bọn giặc, chúng tìm mọi cách hành hạ những người tù yêu nước, âm mưu dùng đòn roi làm dập tắt ý chí chiến đấu của họ.
Họ vốn là những nho sinh, những nhà tri thức chỉ quen cầm bút nhưng lại phải làm những công việc vô cùng cực nhọc, đập đá, khuôn vác đá, những công việc chỉ dành cho những người cơ bắp. Nhưng những việc đó không là cho những nhà nho yêu nước mềm lòng, chùn bước, mà càng làm cho họ thêm căm thù quân xâm lược mà thôi.
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Câu thơ thể hiện chuyện người nho sinh đập đá không thể hiện một công việc lao động cực nhọc, mà là công việc thể hiện khí phách, bằng sức lực, trí tuệ của mình họ có thể làm lở núi non, xoay chuyển vận mệnh của dân tộc.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những động từ thể hiện hành động nặng như "xách búa" "đánh tan" thể hiện hành động mạnh mẽ, dứt khoát không một chút do dự. Đồng thời thể hiện tinh thần kiên cường không nao núng của những tri thức yêu nước. Dù trong hoàn cảnh nào họ cũng không cảm thấy run sợ, nao núng.
Những người anh hùng yêu nước của dân tộc thể hiện nghị lực kiên cường, lòng căm thù giặc của mình thông qua những hành động vô cùng mạnh mẽ, đập tan năm bảy đống đá, thể hiện việc đập tan chế độ phong kiến và thực dân Pháp xâm lược.
Trong suốt những năm bị giam giữ ở Côn Lôn nhà thơ Phan Chu Trinh đã chịu nhiều đày đọa. Cuộc sống tưởng như dài đằng đẵng khi một người phải chịu cảnh tù đày mất tự do "nhất nhật tại thu thiên thu tại ngoại". Nhưng chính trong giai đoạn gian khổ bị mất tự do, bị hành hạ về thể xác này lại giúp cho tác giả Phan Bội Châu rèn luyện ý chí chiến đấu của mình.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Người xưa thường nói lửa thử vàng gian nan thử sức, muốn biết một con người có kiên cường anh hùng hay không thì phải trải qua khó khăn, gian khổ mới có thể biết được. Phan Chu Trinh đã mượn ý tưởng trong câu nó này để viết lên hai câu thơ tiếp theo cho bài thơ này.
Thể hiện sự chung thủy son sắc trong trái tim ông dành cho quê hương dân tộc là không gì có thể phai mờ. Cuộc sống càng khó khăn, thử thách càng nhiều càng làm cho trong lòng ông nung nấu ý chí chiến đấu ác liệt mạnh mẽ hơn.
Những thử thách mà thực dân Pháp hành hạ ông ở Côn Lôn càng làm cho tác giả trở nên rắn rổi, lòng gan dạ sắt, ý chí căm hờn càng thêm mãnh liệt sôi sục hơn bao giờ hết. Tình yêu quê hương muốn cứu dân cứu nước càng nung nấu sục sôi quyết liệt.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Tác giả Phan Chu Trinh ví mình là người giống bà Nữ Oa trong truyện cổ xưa đội đá vá trời làm nên việc lớn. Thì hôm nay, có Phan Chu Trinh đập đá, vá non sông quyết tâm mưu sự việc lớn, thực hiện ý chí của người anh hùng.
Dù trong thời điểm hiện tại ông đang bị sa cơ, lỡ bước bị thực dân Pháp bắt giam giữ tại nơi đây, nhưng dù có gian nan thì thử thách cũng chẳng hề hấn gì mấy việc cỏn con, nhỏ nhoi này.
Tác giả xem những việc bị đánh đập, gông cùm xiềng xích,, làm việc khổ sai này chỉ là những việc vô cùng nhỏ bé trên con đường sự nghiệp cứu nước cứu dân sau này. Những câu thơ thể hiện thái độ sống tự tin, khoáng đạt, ý chí kiên cường của tác giả.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
Kẻ thù dùng đòn roi, bạo lực, những hình phạt vô cùng dã man để làm tan rã ý chí chiến đấu của những người dân yêu nước. Nhưng chúng đã sai lầm lớn bởi càng tra tấn, càng đánh đập thì lòng hận thù, ngọn lửa căm hờn càng cháy lên mạnh mẽ, nung nấu, hơn bao giờ hết.
Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" thể hiện giọng thơ hiên ngang, hào hùng của một nhà nho yêu nước có ý chí kiên cường bất khuất xem thường mọi hiểm nguy gian khổ. Nó thể hiện tư thế của người nam nhi chí ở bốn phương, đầu đội trời chân đạp đất không hề run sợ trước tra tấn, đòn roi của kẻ thù.
Qua bài thơ này ta có thể thấy được tinh thần yêu nước của tác giả Phan Chu Trinh ông là một nhà nho, một nhà yêu nước nổi tiếng của dân tộc ta trong thế kỷ hai mươi.
Đông Thảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viết thư gửi chính mình năm 45 tuổi
Đề bài: Viết thư gửi chính mình năm 45 tuổi Bài làm 1 Khôi Nguyên [...]
Th12
Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình
Đề bài: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình Bài [...]
Th12
Cảm nghĩ về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh Bài làm [...]
Th12
Cảm nghĩ của em về lần đầu tiên bước chân vào cổng trường trung học phổ thông
Đề bài: Cảm nghĩ của em về lần đầu tiên bước chân vào cổng trường [...]
Th12
Phát biểu cảm nghĩ về mùa thu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về mùa thu Bài làm Nếu như mùa xuân [...]
Th12
Suy nghĩ về đức hy sinh
Đề bài: Suy nghĩ của em về đức hy sinh Bài làm Thực tế cuộc [...]
Th12