Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Bài làm
Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ thể hiện tính chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình bằng hữu, đồng chí. Nói đến thơ trước hết phải nói lên được cảm xúc sự chân thành của tác giả trong những lời thơ của mình, không có cảm xúc thì bài thơ không thể làm lay động trái tim người đọc, không có sự chân thành và không thể tạo dấu ấn cho người đọc.
Một chút chân thành, lãng mạn, bài thơ “Đồng chí” đã gieo vào lòng người những tình cảm, cảm xúc khó phai. Bài thơ chính là nhịp điệu trầm lắng sâu sắc nhưng ấm áp tình cảm tươi vui, thể hiện bằng giọng thơ bình dị, mộc mạc, nhưng có sức lan tỏa thuyết phục làm lay động lòng người.
Chất lính trong bài thơ “Đồng chí” đã kiến cho bài thơ có những nét thi vị, độc đáo riêng. Mặc dù, đề tài người lính chính là đề tài mà được nhiều tác giả khai thác, nó là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca trong thời kỳ kháng chiến.
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Những người lính của chúng ta sinh ra từ những vùng quê khác nhau. Họ chính là những người nông dân chính hiệu nhưng khi tổ quốc lâm nguy họ không ngại ngần bỏ lại quê hương, ruộng nương để theo tiếng gọi của tổ quốc đứng lên chống lại ách áp bức bóc lột, thoát cảnh nô lệ kiếp sống lầm than.
Những vùng quê nghèo lam lũ. Họ tuy sinh ra những vùng miền khác nhau nhưng lại có chung một mục đích mục tiêu hướng tới đó chính là khát khao được độc lập tự do. Từ những vùng quê nghèo đó họ tạm biệt gia đình người thân, tạm biệt những ngôi nhà thân thương, những xóm khoai nương dâu….để ra đi vì độc lập tự do, vì dân tộc.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Họ tới với kháng chiến với cách mạng vì có chung một lý tưởng muốn dâng hiến cho đời, cho quê hương tổ quốc. Sống là cho là cần sự hy sinh. Những con người hoàn toàn xa lạ, chung một lý tưởng chiến đấu và chiến đấu luôn kề vai bên nhau chung một chiến hào.
Trong mỗi câu thơ lời thơ nhịp thơ như dồn dập, mộc mạc gần gũi hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được sự gắn bó của tình đồng chí giữa những người lính.
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kí
Đồng chí!…
“Súng bên súng” “đầu bên đầu” điệp ngữ thể hiện sự sát cánh của những người lính trong mục tiêu, định hướng. Họ cùng hướng tới kẻ thù, cùng chung một mục tiêu sống, muốn giữ vững nền độc lập của dân tộc, quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước của mình.
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ được tác giả sử dụng vô cùng tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tới cảm xúc thăng hoa tận cùng, mà còn khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm đồng chí cao đẹp, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có tiếng nhưng lại gợi trong lòng người đọc những tình cảm thân thương, cảm xúc.
Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm, tình người tình tình cảm đồng đội đồng chí chính là tình cảm cao đẹp nhất.Nó thể hiện lên lý tưởng sống của những con người trong cuộc sống. Tác giả Chính Hữu đã thổi và linh hồn của bài thơ một tình cảm gắn bó, một âm thanh của tình cảm đồng đội, làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp không thể nào phai trong sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Trong hai câu thơ này tính cách chân thành, chất phác của những người lính đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Đối với những người nông dân ruộng nương, chính là tài sản vô cùng quý giá chính là công cụ lao động, nguồn mưu sinh của những người dân lao động, Họ lớn lên từ đồng ruộng nhưng giờ đây họ quyết tâm dứt áo ra đi để bảo vệ những thứ mình yêu thương nhất.
Những người lính ra đi bỏ lại phía sau hình ảnh quê hương, và những người thân thương của cuộc đời, mỗi người lính đều quyết tâm lên đường vì tổ quốc thân thương, để bảo vệ quê hương và người thân của mình.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm bàn tay
Những câu thơ chầm chậm thể hiện những âm thanh đứt quãng thể hiện khó khăn vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho bài thơ Đồng chí sâu sắc hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm nồng ấm của những người lính. Người lính thời xưa có rất nhiều khó khăn thiếu thốn quân trang, phải đối mặt với nhiều trận ốm sốt rét rừng giữa màn đêm của rừng hoang vu.
Giữa cái thiếu thốn của vật chất nhưng người lính vẫn luôn tươi cười, vẫn thể hiện tình cảm ấm áp, niềm tin vào tương lai tươi sáng. Trong khó khăn tình cảm đồng đội, đồng chí càng trở nên gắn bó thắm thiết hơn, tình cảm ấy lan tỏa làm cho bài thơ trở nên ấm áp tình nghĩa, tình đồng đội.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Một hình ảnh bài thơ vô cùng đẹp lãng mạn nhưng cũng thể hiện đậm chất chân thực trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, ánh trăng và tình cảm của những người lính. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cái thực đan xen cái mông, thể hiện dũng khí chiến đấu của những người lính. Hình ảnh họ đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, là một hành động hiên ngang không hề run sợ, thể hiện tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Câu thơ thể hiện hình ảnh hiên ngang, bi tráng của người lính, thể tính cách mạng chất thép hòa và câu thơ, tạo nên một sự xao xuyến của bài thơ. Những câu thơ mộc mạc, giản dị nhưng lại có sức gợi tả vô cùng sâu sắc làm cho người đọc cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, thân thiết của những người con vĩ đại sẵn sàng ra đi vì đất mẹ yêu thương.
Bài thơ là một xúc cảm thể hiện tình cảm thiêng liêng của người lính, tình đồng đội đồng chí, trong tình cảm lớn lao, thể hiện tình cảm bao la, thiêng liêng của tình đồng chí đồng đội. Bài thơ “Đồng chí” với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn đã khiến cho người đọc, cảm thấy vô cùng xúc động trước hình ảnh của người lính trong tình cảm đồng chí đồng đội đó.
Đông Thảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải thích câu tục ngữ “Thời gian là vàng bạc”
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Thời gian là vàng bạc” Bài [...]
Th12
Viết thư lời tri ân thầy cô
Đề bài: Viết thư lời tri ân thầy cô Bài làm 1 Hà Nội, ngày [...]
Th12
Viết thư tri ân cha mẹ
Đề bài: Viết thư tri ân cha mẹ Bài làm 1 Hà Nội, ngày 11 [...]
Th12
Kể lại buổi chia tay của học sinh cuối cấp
Đề bài: Kể lại buổi chia tay của học sinh cuối cấp Bài làm Khi [...]
Th12
Kể lại kỷ niệm sâu sắc với người thân
Đề bài: Kể lại kỷ niệm sâu sắc với người thân Bài làm Ba tôi [...]
Th12
Thuyết minh về cái kéo
Đề bài: Em hãy thuyết minh về cái kéo Bài làm Dễ dàng có thể [...]
Th12