Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ tiên phong của phong trào cách mạng nước nhà, thơ ông là vũ khí để tuyên truyền cổ động tinh thần kháng chiến của những người dân yêu nước. Mặc dù thơ của ông thường gắn liền với tư tưởng chính trị, ngược lại rất tình cảm.

Bài thơ “Việt Bắc” sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp tác giả muốn gợi lại tình cảm thắm thiết của người dân, tình cảm sâu nặng trong kháng chiến là điều không có gì so sánh được.Bài thơ viết theo thể thơ lục bát, phong cách đối đáp bình dị, ấm áp, thân quen gần gũi.

Bài thơ viết theo âm hưởng nhẹ nhàng trầm bổng mà sâu lắng trong lòng người đọc, để lại những tình cảm dạt dào xúc cảm.

Đây chính là sự tinh tế, khéo léo của Tố Hữu trong việc sáng tác ra nguồn thơ chính trị nhưng không hề khô cứng mà rất gần gũi thân thuộc. Tác giả Tố Hữu mở đầu bằng sự nuối tiếc, bị rịn không muốn rời xa kẻ ở người đi trong khung cảnh chia ly vô cùng xúc động.

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Những câu thơ này chính là nỗi lòng tâm trạng của những con người ở lại trong cảnh chia ly, thể hiện tình cảm của người dân vùng đồng bào Tây Bắc, thể hiện sự lưu luyến của người ra đi những chiến sĩ cách mạng sau nhiều năm gắn bó với đồng bào dân tộc nơi đây, từ thiên nhiên tới con người đều đầy ắp những kỷ niệm gần gũi thân thương.

Tác giả Tố Hữu đã sử dụng hai từ danh xưng “Ta” và “mình” để thể hiện sự khăng khít keo sơn, thủy chung, sắc son trước sau như một. Tác giả đã đưa ra quãng thời gian kháng chiến cụ thể đó chính là khoảng thời gian 15 năm khi mà cách mạng nước ta lập căn cứ địa ở vùng Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

phan tich bai tho viet bac cua to huu - Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đó chính là quãng thời gian thể hiện tình cảm quân dân vô cùng gắn bó thiết tham tình sâu nghĩa nặng, những người ra đi và những người ở lại đều ngập tràn những kỷ niệm gắn bó thân thiết, sự lưu luyến không rời.

Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa đó khiến cho người ra đi không khỏi bồn chồn, day dứt không nỡ rời đi, người ở lại thì không muốn chia xa:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Tâm sự của những người ở lại của những bà con vùng dân tộc Tây Bắc khiến cho những người chiến sĩ cách mạng của chúng ta không nỡ rời đi, về vùng miền xuôi. Những kỷ niệm gắn bó máu thịt trong những năm cùng nhau kháng chiến, cùng chung mục tiêu, chung chí hướng được người dân đồng bào giúp đỡ vẫn như hiện hữu nơi đây

Tâm trạng bâng khuâng dùng dằng níu kéo không nỡ rời đi, thật khó có thể hiểu hết được những cảm xúc của người trong cuộc, những người sắp phải chia xa nhau vào lúc này. Đây chính là tâm trạng không thể lý giải được.

Trong suốt mười lăm năm gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây, những người chiến sĩ cách mạng đã trải qua rất nhiều mưa nắng cùng nhau san sẻ ngọt bùi cùng chia nhau bắp kho, củ khoai, củ sắn, biết bao tình nghĩa gắn bó sâu đậm không thể nào quên.

Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mối quan hệ giữa “Ta” và “mình” là mối quan hệ không thể nào rời xa, nó hòa quyện vào nhau như những người thân trong cùng một gia đình. Khi người ra đi nhớ về núi rừng Việt Bắc nhớ về phong cảnh thiên nhiên nơi đây. Mọi thứ đều hiện lên rất sâu sắc, sống động trọn nghĩa vẹn tình.

Chỉ với vài vần thơ những tác giả Tố Hữu đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên bốn mùa, bức tranh tứ bình về Xuân – Hạ – Thu – Đông ở Việt Bắc vô cùng tươi đẹp.

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vang
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Một bức tranh bốn mùa vô cùng sống động, tinh khôi thể hiện cảnh thiên nhiên Việt Bắc đẹp lung linh muôn màu, muôn vẻ, thể hiện con người Việt Bắc chăm chỉ cần cù, những con người hăng say lao động sản xuất, gắn bó với thiên nhiên, và một lòng kiên cường với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nước nhà.

Trong bức tranh ấy không chỉ cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vũ mà còn xuất hiện thêm hình ảnh con người vô cùng mộc mạc, giản dị, thể hiện sự chân thành, chân chất của những con người vùng quê Tây Bắc giản dị thủy chung.

Đây chính là những câu thơ hay nhất thể hiện được chất trữ tình lãng mạn, nhưng không kém phần cách mạng của nhà Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc này. Nó thể hiện quan điểm sáng tác, yêu đời lạc quan, thể hiện cái nhìn nhân sinh của tác giả.

Trong đoạn thơ này điệp từ “Nhớ” được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện tình cảm nhớ nhung da diết của người đi đối với cảnh núi rừng thiên và con người của vùng Việt Bắc.

Tác giả Tố Hữu không chỉ nhớ tới cảnh vật và con người đông bào vùng Tây Bắc mà ông hơn tất cả chính là tình cảm gắn bó máu thịt, tình quân dân thắm thiết trong giai đoạn chiến tranh ác liệt.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Với giọng thơ tha thiết, nhịp diệu nhẹ nhàng, tha thiết đặc trưng của thể thơ lục bát gần gũi gắn liền với tình cảm quân dân thắm thiết tác giả đã chuyển sang sự tự hào khi những lần xung trận.

Trong mỗi câu thơ đều thể hiện hào khí anh hùng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện tấm lòng của những người dân vô cùng dũng cảm. Họ đã chở che cho những chiến sĩ cách mạng của chúng ta, vượt qua những năm tháng khó khăn nhất để đi tới thắng lợi vẻ vang.

Bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu với giọng thơ tha thiết, hào khí anh hùng chất thơ vô cùng đanh thép đã gợi mở lên tình quân dân vô cùng đậm đà, thể hiện tình yêu nước vô cùng mãnh liệt của quân và dân ta.

Đông Thảo

Check Also

310573 10150402549422351 716012350 8508691 327929329 n 310x165 - Giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”

Giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”

Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *