Đề bài: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Bài làm
Tác giả Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam. Đặc biệt, là người nông dân khốn khổ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông vẫn cảm nhận những người vẻ đẹp của cao quý trong tâm hồn của người nông dân lao động.
Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm vô cùng xúc động về số phận của người nông dân khốn khổ bị xô đẩy tới bước đường cùng. Nhân vật trung tâm của tác phẩm chính là lão Hạc dù cho hoàn cảnh vô cùng éo le, bất hạnh,
Nhân vật lão Hạc cũng như bao nhiêu người nông dân khốn khổ, khi phải đối mặt với cái nghèo, cuộc sống vô cùng tăm tối, cơ cực éo le. Nhưng lão còn có hoàn cảnh riêng vô cùng éo le bất hạnh.Vợ lão không may qua đời sớm để lại lão sống cảnh gà trống nuôi con. Nhưng con trai lão vì thất tình, nghèo quá bị bạn gái chê nghèo nên đã bỏ đi làm tại đồn điền cao su, ở Đồng Nai.
Lão có người bạn thân chính là con Vàng kỷ vật trước khi đi xa đã mua về, con chó Vàng chính là người bạn thân thiết duy nhất của lão, là người bạn tâm tình lão thương con chó như con trai mình lão ăn gì thì con chó ăn nấy. Nhưng cuộc sống khốn khổ quá, lão ăn củ chuối, củ mài sống qua ngày nhưng con chó thì không thể ăn được như thế.
Thế nên lão đành bán con chó đi trong nỗi đau khổ dằn vặt tột độ, mặt lão đau khổ co rúm lại những nếp nhăn trên khuôn mặt đầy nét đau khổ.
Cuộc sống tuy đói nghèo như thế nhưng lão không vì thế mà tha hóa về đạo đức nhân phẩm của mình. Khi lão Hạc sang Binh Tư xin bả chó ăn trộm, hắn nghi ngờ lão định xin bả chó để bắt trộm chó, người khác bởi vì con vàng lão đã bán rồi. Đến nỗi ông giáo còn tưởng nhầm rằng đến một người hiền lành như lão Hạc mà cũng tha hóa thì thật đáng buồn.
Nhưng cuối cùng thầy giáo và cả Binh Tư đều phải ngỡ ngàng sửng sốt khi cái chết vô cùng đột ngột của lão Hạc. Cái chết của lão khiến cho người hàng xóm thân thiết phải đau đớn xót xa. Lão Hạc thà chết chứ không chịu mất mảnh đất, tài sản duy nhất mà lão muốn để dành cho con trai của mình.
Trong tình huống bi kịch của mình, ngay cả khi chết lão Hạc cũng giữ lòng tự trọng của mình, lão chọn cái chết khốc liệt, đau đớn nhưng vẫn thể hiện tâm hồn mình trong sạch, giữ tình nghĩa vẹn tròn sau trước.
Việc tác giả Nam Cao xây dựng nhân vật lão Hạc tác giả đã xây dựng nghệ thuật phác họa nhân vật vô cùng sâu sắc tài tình. Điều đó, được thể hiện trong đoạn văn miêu tả cử chỉ điệu bộ của lão Hạc khi lão lừa bán chú chó Vàng thể hiện sự vật vã, đau đớn trong thể xác và nội tâm vô cùng dữ dội của lão Hạc.
Trong ngôn ngữ của mình nhà văn Nam Cao sử dụng từ ngữ vô cùng sinh động, ấn tượng, thể hiện sức gợi cảm sâu sắc.
Nhà văn Nam Cao đã đồng cảm của những người nông dân nghèo khổ trong chế độ phong kiến sự nghèo đói lam lũ của người dân. Thời cuộc đã dồn họ tới cái chết, tìm lối thoát cho cuộc đời mình.
Nhưng nhà văn Nam Cao đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn vô cùng cao quý, lòng tự trọng của người nông dân ngay cả khi nghèo khổ họ cũng giữ lòng tự trọng của mình. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống vô cùng đạo đức tự trọng.
Nhà văn Nam Cao trên nhà văn đã nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết cao quý của người nông dân trong khó khăn nhưng họ vẫn giữ tâm hồn của mình thanh cao.
Trước khi chết lão Hạc đã sang nhà hàng xóm nhà thầy giáo gửi lại giấy tờ nhà cho con trai mình, và gửi ít tiền để phòng khi lão chết thì nhờ ông giáo hàng xóm đứng ra lo liệu giúp. Lão Hạc biết trong hoàn cảnh khó khăn này hàng xóm cũng đang khó khăn vất vả lão không muốn cậy nhờ, phiền hà.
Nhân vật lão Hạc được nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đức tính cao quý, đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam. Nhân vật lão Hạc người nông dân có quyền tự hào về tâm hồn phẩm cách nhân cách người nông dân khốn khổ.
Nhà văn Nam Cao xây dựng khẳng định tính nhân văn của mình thông qua xây dựng nhân vật lão Hạc giàu tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự đồng cảm của tác phẩm với nhân vật của mình.
Thảo Nguyên