Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Bài làm
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm được tác giả Tô Hoài viết trong một lần đi thực tế tại vùng tây Bắc. Thông qua câu chuyện tác giả muốn nói lên cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ trong chế độ phong kiến.
Trong đó nhân vật A Phủ là một nhân vật khiến cho người đọc cảm nhận được số phận bất hạnh của người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chỉ phong kiến.
Qua đó tác giả cũng làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống vô cùng mãnh liệt của tầng lớp bị áp bức bóc lột. Bên cạnh nhân vật Mị, nhân vật A Phủ là một nhân vật để lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua số phận của mình.
A Phủ là một nhân vật gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống, anh là một đứa trẻ nghèo khổ mồ côi cả cha lẫn mẹ, sau một trận đại dịch. Chính vì vậy mà A Phủ sống một tuổi thơ làm nô lệ bị người khác đày đọa và bán cho người Thái là tôi tớ.
Nhưng A Phủ không cam chịu số phận anh đã tìm cách trốn chạy thoát khỏi gia đình đã mua mình, rồi sau đó anh làm thuê làm mướn đủ nghề này sang nghề khác để nuôi thân.
Sự gan góc và sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong những năm tháng tuổi thơ cơ cực đã làm nên một nhân vật A Phủ kiên cường, bản lĩnh có sức mạnh dẻo dai, để có thể chống chọi lại với những áp bức.
Khi trường thành, A Phủ càng thể hiện mình là người bản lĩnh, không chịu khuất phục luôn có ý chí vượt lên số phận nghèo khổ cay đắng của mình, nhưng những điều tốt đẹp không tới với anh.
A Phủ khỏe như một con trâu, nếu ai mà có anh trong nhà thì sẽ có thêm sức mạnh, anh được nhiều cô gái để ý nhưng không ai muốn lấy anh. Bởi anh quá nghèo không có tài sản, ruộng nương, không có người thân mồ côi nên người con gái nào dù thích anh cũng không dám lấy.
Tuy nhiên, dù nghèo đói cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, yêu đời tin tưởng vào tương lai ở phía trước. Vào những ngày Tết, A Phủ cũng đi chơi xuân như những người con trai khác giàu có trong bản, chẳng may A Phủ và A Sử con trai của thống lý Pá Tra tranh chấp một cô gái, nên hai bên đã to tiếng và xô xát. A Phủ đánh A Sử trọng thương.
Chính vì sự mâu thuẫn với A Sử, mà A Phủ đã bị gia đình nhà thống lý Pá Tra cho người bắt về trói buộc vào chiếc cột trong nhà đánh đập hết sức dã man không có chút thương xót nào.
Trên mặt A Phủ sưng vù lên môi và đuôi mắt chảy máu, thế nhưng bọn người nhà thống lý không hề mảy may động lòng, càng đánh đập dã man hơn. Mặc dù, bị đánh đập hết sức dã man nhưng A Phủ không hề van xin mà cứ chịu đựng anh im lặng như một bức tường.
Cuối cùng, phiên xử kiện đã kết thúc nhưng nhà thống lý Pá Tra vẫn không tha cho A Phủ gia đình hắn muốn ép A Phủ phải làm nô lệ suốt đời mới cam lòng, bởi nếu có thêm A Phủ thì nhà hắn có thêm một người làm khỏe mạnh.
Gia đình thống lý muốn ép A Phủ là nô lệ cho gia đình mình nhằm bóc lột, thể hiện sự ngang ngược của những kẻ cầm quyền, trong xã hội.
Chế độ phong kiến ở miền núi Tây Bắc còn tàn ác, muốn bóc lột con người tới tận cùng, muốn dồn người dân tới chân tường, là nô lệ suốt đời suốt kiếp. Tuy nhiên, bản lĩnh sống, gan góc, không chịu khuất phục của A Phủ dù có chết anh cũng không chịu khuất phục, tuy nhiên những khó khăn liên tục ập đến, khiến cho A Phủ phải chịu những thiệt thòi, đánh đập tàn nhẫn, dã man.
Trong một lần đi thả bò, A Phủ đã làm mất một con bò khiến cho gia đình thống lý Pá Tra giận dữ, bọn chúng lại trói anh vào đánh đập không thương tiếc, tàn nhẫn, hai con mắt của A Phủ hõm sâu xuống, những giọt nước mắt của anh chảy xuống.
Chính những giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức Mị một người cùng cảnh ngộ sống trong nhà thông lý, rồi Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ và hai người cùng nhau trốn chạy làm lại cuộc sống mới.
A Phủ là một nhân vật đại diện cho người nông dân khốn khổ vùng cao nguyên Tây Bắc. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Tô Hoài muốn thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc của mình dành cho số phận của những người nông dan nghèo khổ.
Đông Thảo