Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một nhà văn gắn bó sâu sắc với núi rừng và người dân Tây Nguyên. Trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của tác giả đều gắn liền với những con người và mảnh đất này.

Tác phẩm nổi bật được nhiều bạn đọc của nước ta biết tới đó chính là "Rừng xà nu" một truyện ngắn mang đậm tính sử thi của người dân làng vùng Xô Man anh dũng, Trong tác phẩm này việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc thành công của Nguyễn Trung Thành làm cho tác phẩm trở nên vô cùng anh hùng và bi tráng.

Có thể nói Tnú là nhân vật chính, trung tâm từ đầu tới cuối tác phẩm, đi bên cạnh đó là hình tượng cánh rừng xà nu vô cùng kiên cường anh dũng giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nên một người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên của dân tộc Việt Nam với màu sắc sử thi qua những câu chuyện của một già làng đó chính là cụ Mết một người được tôn trọng nhất bản. Cụ Mết kể cho lớp người trẻ tuổi của dân làng nghe trong một đêm Tnú về thăm lại nơi xưa.

Nhân vật Tnú là người dân làng Strá vùng Xô Man anh dũng, anh Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ cha mẹ Tnú bị giặc giết hại. Cả dân làng đã cùng nhau chung sức nuôi Tnú khôn lớn, người ở cùng anh chính là cụ Mết chính vì anh cụ Mết có thể coi như cha nhưng ông của Tnú là người chứng kiến sự trưởng thành và những bước ngoặt trong cuộc đời của Tnú.

Cụ Mết đã thương xót mà nói về Tnú như sau "Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta" đây là một lời khen tặng, một lời cảm thông của một người trưởng bản đã gắn bó với Tnú rất nhiều năm. Nó hoàn toàn xứng đáng với nhân vật Tnú anh hùng, kiên cường.

Nhân vật Tnú là người có bản lĩnh, kiên cường, gan góc. Anh chưa từng quản ngại gian khổ, hy sinh, khó khăn thử thách nào. Ngày từ ngày còn nhỏ chừng hơn chục tuổi Tnú đã làm một liên lạc việc của cách mạng, thường đưa những bộ đội cụ hồ men theo đường rừng ra trận, tránh sự truy bắt của kẻ thù…

Người trong làng như bà Nhan bị chặt đầu thị uy vì tội theo cách mạng nhưng Tnú không hề sợ hãi mà xin xung phong thay bà Nhan làm liên lạc cho cách mạng.

Để tránh bị giặc bắt được phát hiện ra, Tnú không đi theo lối đường mòn quen thuộc, dễ đi mà anh chọn những quãng đường nguy hiểm gai góc, có nước chảy xiết, để đi. Chính vì vậy, mà mọi thông tin đều trót lọt qua vòng vây của kẻ thù. Khi bị giặc bắt Tnú không hề sợ mà thông minh nuốt bức thư vào bụng để không lộ thông tin.

phan tich nhan vat t nu trong rung xa nu - Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Không chỉ gai góc, gan dạ mà Tnú còn là một người có ý chí kiên cường, quyết tâm vô cùng lớn. Tnú và Mai chơi với nhau từ nhỏ cả hai cùng làm liên lạc viên, rồi cùng được anh Quyết bộ đội dạy cho biết chữ. Nhưng Mai thông minh học nhanh thuộc còn Tnú hay quên. Để tỏ rõ quyết tâm của mình Tnú lấy viên gạch đập vào tay mình cho chảy máu để nhớ lâu hơn.

Khi trưởng thành Tnú đã tham gia lực lượng kháng chiến cứu quốc, anh kết hôn với Mai và có một bé trai là thành quả tình yêu của hai người. Nhưng do công việc kháng chiến cách mạng nên Tnú thường xuyên vắng nhà. Mai và em bé ở nhà bị bọn thằng Dục tay sai trong làng tới nhà bắt gian, rồi Mai bị tra tấn dã man.

Nghe được thông tin vợ con bị giặc bắt Tnú đã băng sông vượt núi về nhà, anh muốn lao vào để cứu vợ con mình thoát khỏi những đòn roi của kẻ thù. Nhưng cụ Mết ngăn lại bởi cụ biết nếu Tnú ra thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nhìn cảnh Mai và đứa bé bị tra tấn dã man cho tới chết thì Tnú không chịu đựng được nữa. Anh lao ra ôm lấy xác vợ con mà khóc những trận mưa đòn roi tra tấn nhưng Tnú không hề kêu ca nửa lời.

Hai con mắt anh rực lửa căm hận, nỗi đau trong tim anh quá lớn khiến cho nỗi đau thể xác không có ý nghĩa gì cả. Thằng Dục đánh đập tra ép hỏi căn cứ cách mạng nằm ở đâu? Tnú chỉ im lặng như một cái xác, sự hận thù của anh dành cho bọn giặc đã lên tới tột cùng, anh hận không bóp chết tên tay sai khốn nạn kia.

Rồi vì sự gan lì, ngang ngạnh của mình Tnú bị chúng dùng nhựa xà nu châm lửa đốt cháy mười đầu ngón tay. Hai bàn tay của anh sáng rực như hai ngọn đuốc sống. Lúc này cụ Mết cùng người dân trông làng kịp thời xông lên ứng cứu, cụ Mết đã dùng giáo giết chết tên Dục khốn nạn kia giải cứu cho Tnú.

Những ngày sau, Tnú buồn bã vì cái chết của Mai và em bé nhưng chính cụ Mết đã cho anh thêm sức mạnh. Cụ bảo không có mười đầu ngón tay vẫn có thể cầm súng được. Chính những lời nói chân tình của cụ Mết đã làm cho Tnú không chùn bước, kiên cường và gan góc hơn bao giờ hết. Anh muốn giết hết bọn giặc trả thù cho Mai và em bé, trả thù cho cha mẹ mình, cho những người dân làng Xô Man chết oan dưới họng súng oan nghiệt của bọn giặc dã man.

Bằng ngòi bút tinh tế chân thực của mình, tác giả Nguyễn Trung Thành đã viết lên một truyện ngắn vô cùng đặc sắc, mang đậm tính sử thi anh hùng, bi tráng. Nhân vật Tnú là một nhân vật vô cùng anh dũng kiên cường, như một bức tượng đài của dân tộc Việt Nam.

Đông Thảo

Check Also

310573 10150402549422351 716012350 8508691 327929329 n 310x165 - Giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”

Giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”

Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh nhận định “Văn chương là hình …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *