Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Bài làm
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một tuyệt phẩm, kiệt tác của nhà văn Kim Lân dành cho bạn đọc, cho những người nông dân khốn khổ Việt Nam trong thời kỳ xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tác của người nông dân.
Bằng bút pháp tả thực, chân thành của Kim Lân đã xây dựng thành công những nhân vật hiện đại cho cuộc sống trong giai đoạn bần hàn.
Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta khốn khổ, nghèo đói nhất trong lịch sử năm 1945, làm chất hai triệu người dân của chúng ta. Người chất đống như ngả rạ, xác thối đầy đường, những người sống thì vật vờ như những thây ma…
Mỗi buổi sáng khi người dân đi làm đồng đều gặp ba bốn xác chết nằm ngổn ngang trên đường chất đống, chưa kịp chôn cất làm mồi béo cho những chú quạ thích ăn xác thối.
Khung cảnh của xóm ngụ cư khiến cho những người dân cũng vô cùng thê thảm. Họ sống lay lắt qua ngày, cuộc sống khốn khổ, dài đăng đẵng không có niềm vui gì chờ đợi.
Ngay từ nhan đề của tác phẩm nhà văn Kim Lân đã dẫn dắt người đọc khám phá cuộc sống khốn khổ của người nông dân bần hàn với những mảnh đời éo le bất hạnh.
Việc dựng vợ gả chồng là việc vô cùng quan trọng với đời người nhưng trong tình huống này, nhưng trong truyện ngắn này người ta có thể nhặt được vợ một cách dễ dàng. Mở đầu tác phẩm tác giả đã phác họa hình ảnh nhân vật anh cu Tràng với vẻ ngoài quái dị hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười hai quai hàm bạnh ra…hai con mắt ti hí…
Chỉ với vài chi tiết đó người đọc cũng hình dung một diện mạo thô kệch xấu xí của một người nông dân nghèo khổ, rách rưới, nghèo khổ tầng lớp người dưới đáy xã hội. Từ ngày nạn đói xảy ra đám trẻ con buồn tênh chúng cũng không còn muốn trêu anh cu Tràng nữa vì không còn sức lực.
Khung cảnh buồn thiu, đầy ám ảnh, thê lương bao phủ lên xóm nghèo khổ, hắn bước đi trong sự mệt mỏi cái áo nâu của hắn vắt sang một bên cánh tay, cực nhọc đè nặng lên lưng hắn, bởi gia cảnh mẹ góa con côi. Nhà lại không giàu có danh gia vọng tộc gì.
Với vài chi tiết tiêu biểu Kim Lân đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh người nông dân xơ xác, khốn khổ, nghèo đói bộn bề với những nỗi lo cùng cực.
Tác giả Kim Lân thật khéo để xây dựng lên tình huống truyện vô cùng mới lạ, độc đáo làm thay đổi cuộc đời nhân vật chính là anh cu Tràng và những con người trong tác phẩm. Chính trong hoàn cảnh nghèo khổ đó lại kéo những con người khốn khổ đến gần nhau hơn.
Hình ảnh anh cu Tràng dần hiện lên dưới ngòi bút miêu tả ám ảnh người đọc khi thị xuất hiện với bộ quần áo rách tả tơi, đầu cúi thấp, cái nón rách…Giữa lúc nghèo khổ anh cu Tràng lại nhặt được vợ, ngày anh đưa vợ về nhà, Kim Lân đã xây dựng nên khung cảnh đìu hiu ám ảnh của xóm nghèo từng cơn gió thổi từ ngoài đồng thổi vào gay gắt. Hai bên đường những dãy nhà lụp xụp tối om không chút ánh sáng nào…
Người chết như ngả rạ, người sống thì vật vờ đi lại như những thây ma, tiếng khóc lóc gào thét thê lương, quang cảnh đìu hiu khiến cho cảnh xế chiều càng thêm ảm đạm. Mọi thứ dường như bị cái nghèo đói nhấn chìm
Điều đáng chú ý chính là những người hàng xóm hỏi thăm cu Tràng nhìn chị ta thẹn đáo để, người đàn bà không còn nét chỏng lỏm, chua ngoa nữa, đánh đá, mà trở nên thèn thùng đúng là người phụ nữ hiền dịu, làm vợ làm mẹ.
Làm vợ người ta trong thời kỳ đói kém, người chết như ngả rạ, có lẽ cái nghèo đói đã đưa đẩy những con người đến với nhau, không phải tình yêu nhưng có tình thương tình người ấm áp.
Bà mẹ anh cu Tràng, bà cụ Tứ được khắc họa là người phụ nữ nghèo khổ dáng đã còng, mắt kèm nhèm, nhưng lại có trái tim nhân hậu, bà sẵn sàng nhận người phụ nữ lạ lẫm kia, không tên không tuổi làm con dâu, làm người thân trong gia đình của mình, cùng nhau cưu mang qua cơn hoạn nạn khốn cùng.
Người đọc sẽ hiểu thấu cảm cho nỗi lòng của một người mẹ nghèo nhưng nhân hậu, hiền lành, có trái tim thương người, thấu tình đạt lý. Bà chua xót khi mà người ta lấy vợ trong lúc ăn nên làm ra con mình thì lại lấy vợ vào lúc khốn khó này.
Sau đêm tân hôn, hình ảnh nồi cháo cám khiến cho người đọc vô cùng xúc động cảm thương cho những người nông dân, khốn khổ. Đây chính là chi tiết vô cùng đắt giá, hình ảnh ám ảnh nhất truyện ngắn “Vợ nhặt” thể hiện sự tinh tế của nhà văn Kim Lân, đồng thời thể hiện lòng nhân văn sâu sắc của tác giả.
Bằng ngòi bút tả thực sinh động của mình, nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” và xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo hấp dẫn người đọc.
Đông Thảo