Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Phân tích truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích truyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ

Bài làm

Truyện "Người con gái Nam Xương" là một tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ viết lại dựa lên câu chuyện được lưu truyền thông dân gian. Tác giả Nguyễn Dữ muốn mượn câu chuyện này để tố cáo tội ác của chế độ xã hội "Trọng nam khinh nữ" coi trọng người đàn ông trong xã hội, còn người phụ nữ chịu nhiều oan ức thiệt thòi cay đắng.

Đồng thời, thông qua truyện này tác giả cũng muốn tố cáo tội ác của những cuộc chiến tranh phi nghĩa gieo tang thương lên nhiều gia đình.

Truyện được xoay quanh cái chết của người con gái đất Nam Xương tên thật là Vũ Thị Thiết thường được gọi là Vũ Nương. Vũ Thị Thiết vốn là cô gái xinh đẹp, nết na, nổi tiếng ngoan hiền đảm đang trong làng.

Một ngày, khi tuổi vừa tròn đôi chín, Vũ Thị Thiết được cha mẹ hai bên và bà mai làm mối kết tóc se duyên với anh chàng Trương Sinh ở làng bên với giá một trăm lượng vàng.

Từ đó, Vũ Thị Thiết về nhà chồng làm dâu làm v có tên là Vũ Nương. Vũ Nương là người vợ hiền dâu thảo, chăm sóc chồng và mẹ chồng chu đáo, lo vun vén nhà cửa sau trước chu toàn. Cuộc sống vợ chồng giữa Vũ Nương và Trương Sinh cũng êm ả trôi đi, cho tới khi Vũ Nương mang thai, thì Trương Sinh theo lệnh của quan lớn phải lên đường tòng quân lên đường đi đánh giặc.

Vũ Nương tiễn biệt chồng trong nước mắt, hai vợ chồng vô cùng bịn rịn chia tay. Những ngày tháng xa chồng Vũ Nương buồn lắm. Nhưng cô vẫn chăm sóc mẹ chồng, nuôi con thơ chu đáo, chung thủy chờ chồng. Nhưng Trương Sinh đi được một thời gian mẹ chồng của Vũ Nương vì thương nhớ, lo lắng cho con trai mà lâm bệnh nặng, dù Vũ Nương hết học chạy chữa, thuốc thang nhưng bà không qua khỏi lìa đời.

phan tich truyen nguoi con gai nam xuong - Phân tích truyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
Phân tích truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Vũ Nương đau xót vô cùng, cô làm ma, chôn chất mẹ chồng mồ yên mả đẹp vô cùng chu đáo. Rồi một mình vò võ nuôi con chờ chồng trở về đoàn tụ. Những ngày tháng một mình với con trai ngây thơ Vũ Nương buồn và cô đơn lắm, nên cô thường chỉ bóng mình trên chiếc vách mà nói với con trai nhỏ rằng cha con đó. Thằng bé khờ khạo không biết gì nó tưởng chiếc bóng mẹ nó chính là cha mình thật.

Nên khi chiến tranh kết thúc, ngày Trương Sinh trở về đã tới, Vũ Nương vô cùng mừng rỡ. Nhưng vừa về tới nhà nghe tin mẹ qua đời Trương Sinh vô cùng đau xót, anh gào khóc rất nhiều, rồi anh bế đứa con trai đi thăm mộ mẹ. Nhưng thằng bé không chịu trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận Trương Sinh làm cha. Nó bảo ông không phải là cha tôi, cha tôi đêm nào cũng tới.

Trương Sinh nổi điên, máu ghen dâng lên sôi sục, anh ta trở về nhà mắng nhiếc, sỉ nhục Vũ Nương, không cho Vũ Nương có cơ hội thanh minh. Trương Sinh xua đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mình không cho cô ở trong nhà anh nữa, không nhận cô làm vợ.

Vũ Nương không còn cách nào cách nào khác, quá tủi nhục ê chề, với nỗi oan khuất lớn lao Vũ Nương đã khấn trời cao rồi nhảy xuống sông Nhị Hà tự vẫn kết liễu đời mình trong oan khuất.
Tuy nhiên, nỗi oan của Vũ Nương được trời phật chứng giám nên đã được tiên đưa về Thủy Cung sinh sống với bà Linh Phi vợ vua Thủy Tề.

Rồi tình cờ cô gặp lại người chuyên kéo lưới trong làng cũ của mình tên là Phan Lang, Vũ Nương đã nhờ Phan Lang nhắn với Trương Sinh rằng, Vũ Nương chết oan hồn không siêu thoát nhờ Trương Sinh lập đàn cầu siêu cho nàng hóa kiếp đầu thai.

Nói về Trương Sinh sau khi Vũ Nương chết một thời gian, một đêm nhìn thấy bóng Trương Sinh trên vách nhà đứa con trai đã mừng rỡ kêu lên rằng "Cha con đó". Lúc này, Trương Sinh đã biết mình vu oan cho vợ nên vô cùng hối hận nhưng đã quá muộn màng. Nên khi nghe Phan Lang nói ý nguyện của Vũ Nương, Trương Sinh lập tức đồng ý, anh lập đàn cầu siêu cho Vũ Nương.

Trên sông Nhị Hà trong làn sương khói mờ ảo Trương Sinh nhìn thấy một kiệu hoa, vọng lọng, vô cùng cao quý, trong kiệu hoa đó chính là Vũ Nương, Trương Sinh gọi to nhưng chiếc kiệu hoa biến mất.

Hồn Vũ Nương được siêu thoát đầu thai làm tiên sống hạnh phúc trọn đời, còn Trương Sinh thì chịu nhiều day dứt trong cuộc sống của mình nơi trần gian vì đã quá nóng nảy không tin vào người vợ tào kha dẫn tới cái chết của nàng.

Người con gái Nam Xương được tác giả Nguyễn Dữ phản ánh trong câu chuyện chính là hiện thực phũ phàng của xã hội phong kiến thối nát. Coi trọng trinh tiết, đức hạnh của người phụ nữ một cách mù quáng tới nỗi người phụ nữ chịu oan khuất mà lìa đời.

Một xã hội trọng nam khinh nữ, nam giới có quyền hành vô cùng lớn có thể cưới năm thê bảy thiếp cũng chẳng làm sao, còn người con gái cả cuộc đời chỉ được tuân lệnh, phục vụ, chung thủy với một người đàn ông. Dù người đàn ông ấy có gia trưởng, vũ phu, tệ bạc thì vẫn phải nhẫn nhịn cay đắng sống hết kiếp người.

Thông qua câu chuyện của nàng Vũ Nương tác giả thể hiện giá trị nhân văn nhân đạo của mình khi cảm thông trước số phận của người phụ nữ phong kiến, xinh đẹp, đoan trang, đức hạnh nhưng chịu nhiều cay đắng thiệt thòi trong cuộc sống.

Kết thúc của truyện nói lên mong ước của tác giả Nguyễn Dữ cũng như người dân thời xưa mong muốn có thế giới thần tiên, có thể cứu vớt những người hiền thì gặp hạnh phúc được hưởng sung sướng. Còn ai làm sai thì phải chịu ân hận, cay đắng, thậm chí là quả báo.

Đông Thảo

Check Also

hat giong tam hon 310x165 - Suy nghĩ về công ơn cha mẹ.

Suy nghĩ về công ơn cha mẹ.

Đề bài: Suy nghĩ của em về công ơn cha mẹ. Bài làm Công ơn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *