Home / Giáo dục / Văn mẫu lớp 9 / Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

Bài làm

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn thể hiện bức tranh cuộc sống của người dân lao động trong thời phong kiến vô cùng khốn khổ, những tên quan lại bất lương chỉ lo tới túi tiền của mình mà bỏ qua sự sống chết của người dân khốn khổ, lam lũ.

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" thể hiện tính chất có sự hư cấu, do tác giả viết lên nhằm tăng tính kịch tính của tác phẩm. Những chi tiết vô cùng sinh động thể hiện bản chất của con người trong quan hệ nhân sinh. Thể hiện cái nhìn đồng cảm của tác giả với nỗi khốn khổ của người dân, còn thể hiện phẫn nộ của tác giả với những tên quan lại trong cuộc sống.

Tác phẩm xoay quanh một quan phủ đang làm nhiệm vụ cai quản công tác phòng hộ đê, đắp đê chống bão lụt ở một tỉnh vùng Bắc Bộ nước ta trong những năm đầu thế kỷ hai mươi.

Câu chuyện có thể chia làm hai bức tranh vô cùng tương phản. Một bên là những người dân lo lắng, tất bật với công tác đắp đê chống vỡ đê. Với một bên là những quan lại chức sắc làm cha mẹ của dân thì ung dung ngồi chơi đánh bạc, tổ tôm.

song chet mac bay - Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
Phát biểu cảm nghĩ truyện "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn

Ngay từ nhan đề của tác phẩm là "Sống chết mặc bay" tác giả Phạm Duy Tốn đã nói lên nội dung khái quát tiêu biểu của toàn tác phẩm. Thể hiện sự ích kỷ của những viên quan lại được ăn bổng lộc của nhà nước triều đình để giúp đỡ người dân phòng chống vỡ đê, nhưng những viên quan đó lại ích kỷ coi mạng người như cỏ rác, để người dân ngụp lặn trong bể khổ, trong mưa bão.

Đọc tác phẩm người đọc có thể cảm nhận được nhà văn Phạm Duy Tốn đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc sắc thể hiện rõ sự tương phản của hai bức tranh cuộc sống khác nhau trái ngược hoàn toàn với nhau.

Một bức tranh người dân lao động, những người nông dân khốn khổ, căng thẳng, vất vả để phòng hộ đê, đắp đập, be bờ trong cơn giông bão.

Một bức tranh cuộc sống khi ông chánh tổng và những người quan lại địa phương những người có chức có quyền đang say sưa chơi bạc, trong khi công việc hộ đê là do bọn họ được quan trên chỉ đạo.
Thời gian càng về khuya nước mưa càng xối xả, mạnh mẽ mọi sự khó khăn của người dân càng kịch tính. Còn bức tranh của chiếu bạc cũng tới giai đoạn vô cùng gay cấn.

Tác giả Phạm Duy Tốn đã vô cùng tinh tế khi dùng ngòi bút tả thực của mình một cách vô cùng sâu sắc, dẫn dắt người đọc tới một bức tranh vô cùng sinh động làm người đọc vô cùng căm phẫn trước những viên quan lại bất lương.

Và cảm thông cho những người nông dân vất vả, khổ cực trong mưa bão, nỗ lực hết mình trong cơn mưa tầm tã để phòng hộ đê. Người nông dân lo lắng nhà cửa, hoa màu của mình sẽ bị cuốn trôi nỗi lo lắng đó như nỗi lo lắng sinh mệnh của họ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, những viên quan thì ngồi trong đình làng chơi tổ tôm, đang đến thời kỳ gay cấn, vì hắn đang sắp ù to ăn hết tiền của mọi người.

Ở bức tranh này nhà văn Phạm Duy Tốn dùng ngòi bút tả thực của mình tới lạnh người, nói lên sự vô cảm của những viên quan lại biến chất trong xã hội phong kiến.

Trong phần kết của câu chuyện, quan phủ đang vô cùng hồi hộp chờ đợi mình thắng lớn, tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản làm cho mọi thứ trở nên đối lập gay gắt, ấn tượng với người đọc.

Khi có người vào bẩm với viên quan rằng "Bẩm, đê… có khi đê vỡ". Tên quan quát lớn " Mặc kệ" thể hiện sự vô tâm, bất lương của một viên quan mồm lúc nào cũng bảo thương dân như con, nhưng thực chất chúng chỉ nghĩ tới lợi ích của mình, còn sự sống chết của người dân chúng không quan tâm.

Khi có một người nhà chạy vào hớt hơ hớt hải báo tin rằng "Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi" thì ngay lập tức tên quan tức giận mặt đỏ tía tai quát mắng "Đê vỡ rồi… thời ông cách cổ chúng mày, bò tù chúng mày"

Hắn không nhớ rằng nhiệm vụ giúp người dân, chống lũ phòng hộ đê vỡ là việc của hắn. Nhưng hắn lại không nhớ gì cả mà đổ hết tội lỗi cho người khác thể hiện sự thờ ơ của người làm quan. Thái độ vô lương tâm, vô trách nhiệm tới đỉnh điểm của viên quan lớn.

Nhưng mọi thứ không hề dừng lại ở đó, sự đối lập tiếp tục được tăng cao khi thầy đề "Tay run cầm cập thò vào đĩa nọc" khi hắn sắp thăng lớn tâm trạng của hắn vô cùng hoan hỉ, bỏ lại sau lưng sự lo lắng của người dân về việc đê vỡ, thì sẽ có hàng trăm hộ gia đình và hoa màu của người dân mất trắng. Hắn vừa cười vừa nói "Ù Thông tôm nảy chi chi nảy"

Tình huống truyện diễn ra vô cùng căng thẳng thể hiện sự tương phản, đối lập vô cùng gay gắt cô cùng mâu thuẫn không thể nào dung hòa khiến cho người đọc như bị cuốn vào câu chuyện vô cùng ngột ngạt, tức giận, căng thẳng…

Bằng sự tinh tế trong phong cách của mình thể hiện phép tương phản trong nghệ thuật của tác giả Phạm Duy Tốn thể hiện sự sống chết mặc bay của những tên quan lại vô lương tâm.

Thảo Nguyên

Check Also

hinh anh dep ve mam nu tam xuan 6 310x165 - Thuyết minh về chiếc áo dài

Thuyết minh về chiếc áo dài

Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Bài làm Dễ dàng nhận …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *