Soạn bài Đeo nhạc cho mèo
Hướng dẫn
I.KIẾN THỨC Cơ BẢN
-Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp cua hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật).
-Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khá năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tướng viền vông, những kẻ ham sông sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.
II.MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
-Truyện ngụ ngôn này gốc của Ê-dốp (người Hi Lạp, thế kỉ VII – thế kỉ VI tr. CN). Tác giả Nguyễn Văn Ngọc dựa vào đây phóng tác, mở rộng thêm ngụ ý của truyện.
-Có thế nhận ra câu chuyện có ngụ ý chính: luôn phải tính đến điều kiện và khả năng thực hiện một công việc nào đấy; ngụ ý phụ: phê phán nhừng kẻ viển vông, ham sống sợ chết, chỉ nói mà không làm, đẩy cái khó khăn sang người khác.
-Cảnh họp làng chuột được miêu tả sinh động, hài hước, sắc sảo, giàu chất hiện thực, mang tính chất ngụ ý của cảnh “việc làng” trong xã hội cũ. Mỗi nhân vật đại diện cho một tầng lớp người nhất định trong xã hội đó.
-Truyện này giúp ta liên tưởng đến thành ngữ “Đeo nhạc cho mèo” (hay “Đeo chuông cho mèo”, “Treo chuông cổ mèo”).
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1.Dựa vào những chỉ tiết nào trong truyện Đeo nhạc cho mèo để ta có thể nóỉ: Làng chuột là ẩn dụ của làng người trong xă hội Việt Nam xưa kia?
Gợi ý:
Truyện đã sử dụng biện pháp nhân hoá rất sinh động.
-Các loài chuột được phân biệt cao thấp, giàu nghèo trong xã hội:
+ Cống, Nhắt là những kẻ “chiếu trên” có quyền hành trong làng, chỉ phán truyền mà không thực hiện, từ chối việc làng.
+ Chuột chù là “đầy tớ”, là bậc cùng đinh, phải làm những việc nguy hiểm.
-Sự đùn đẩy trách nhiệm để không thực hiện “nghị quyết” làng của các thành viên trong họ răng dài.
Câu 2.Ngụ ý chính của truyện vẫn là bài học "Đeo nhạc cho mèo". Đó là bài học gì?
Gợi ý:
Có sáng kiến, làm việc có khoa học, bàn bạc thông nhất là tcít nhưng phải dựa trên cơ sở thực tế và xem có tính khả thi không. Nếu không, sáng kiến, kế hoạch tốt mấy cũng trở thành vô ích, tốn kém, thậm chí làm ảnh hưởng đến tính mạng người khác.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”
Đề bài: Em hãy Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Lời nói gói [...]
Th12
Giải thích và chứng minh câu nói “Thời gian là vàng”
Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh câu nói “Thời gian là vàng” [...]
1 Comment
Th12
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Đề bài: Em hãy Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ [...]
Th12
Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục [...]
Th12
Giải thích và chứng minh câu nói “Thất bại là mẹ thành công”
Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh câu nói “Thất bại là mẹ [...]
Th12
Thuyết minh về xôi gấc
Đề bài: Em hãy thuyết minh về xôi gấc Bài làm Chúng ta như biết [...]
Th12