Trong đời sống cũng như trong văn chương, có vô vàn những vấn đề được đặt ra để con người ta lí giải và cắt nghĩa, tìm hiểu suy xét vấn đề ấy một cách rõ ràng nhất. Nếu trong đời sống, người ta thường bàn luận về hiện tượng và tư tưởng thì trong văn chương, người ta thường dùng những lí luận để chứng minh và làm rõ các ý kiến bàn về văn học. Hay nó chính là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Trong chương trình lớp 12, các bạn học sinh sẽ được học về kiến thức này thông qua bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học lớp 12 hay nhất do Trumvanmau.com biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé.
SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC LỚP 12 HAY NHẤT
I.Kiến thức cơ bản
a,Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận
- Các thao tác lập luận cần sử dụng
- Phạm vi dẫn chứng
b,Lập dàn ý
Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Nêu xuất xứ, trích dẫn ý kiến
Thân bài
- GIải thích, làm rõ vấn đề
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề
- Mở rộng nâng cao, đánh giá về ý nghĩa của vấn đề đó
Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm
c,Tiến hành viết bài
II.Luyện tập bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Câu 1 trang 93 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1
a,Mở bài:
- Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam
- Trích dẫn ý kiến nhà văn: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực…” đề cập đến vai trò của văn chương đối với con người và đời sống
b,Thân bài
Giải thích
- Văn học là nhân học
- Văn chương là thứ bắt nguồn từ đời sống nên vì thế, chúng không khiến con người thoát li thực tại, lãng quên hiện thực
- Khẳng định văn chương là một khí giới thanh cao để tố cáo thế giới giả dối và tàn ác, làm cho con người trong sạch và phong phú hơn.
- Quan niệm văn chương của Thạch Lam là một trong những quan niệm nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ trong tình hình văn học Việt Nam trước cách mạng
Bàn luận
- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn
- Thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của nhà văn vào khả năng cao quý của văn chương: Khả năng tự cải tạo tâm hồn con người và đặt ra niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn trong cuộc sống
Dẫn chứng:
- Chí Phèo- (Nam Cao): Chí Phèo là nhân vật chính trong truyện ngắn và cũng là một sản phẩm đúc nặn bởi hoàn cảnh cay nghiệt, Dù tha hóa nhưng vấn còn thiên lương,.. Từ nhân vật ấy, Nam Cao gửi gắm sự cảm thông sâu sắc với số phận người nông dân và lên án tố cáo xã hội phong kiến làm con người ta biến dạng nhân hình nhân tính.
- Văn chương ở đó mà phát huy vai trò của mình, cải tạo tâm hồn con người,…
c,Kết bài
Khẳng định quan niệm của Thạch Lam là một quan niệm đúng đắn
Câu 2 trang 93 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1
a,Mở bài
- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh về Tố Hữu: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng…”
- Nêu khái quát về ý kiến ấy và về Tố Hữu
b,Thân bài
Khẳng định nhận định trên hoàn toàn đúng đắn
Bàn luận:
- Sơ lược về Tố Hữu và bối cảnh thời đại mà ông từng sống
- Thái độ và sự giác ngộ toàn tâm toàn ý của ông đối với sự nghiệp cách mạng dẫn đên sự thành công của thơ Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu hòa chung với lòng nhiệt thành cách mạng
Dẫn chứng:
Chứng minh qua những bài thơ của ông như: Từ ấy, máu và hoa,….
Đánh giá đóng góp
- Sự đóng góp của Tố Hữu với văn học thời kì cách mạng nói riếng và văn học Việt Nam nói chung
- Đánh giá về phong cách và nghệ thuật của thơ Tố Hữu
c,Kết bài
Khẳng định nhận định của Hoài thanh
Nguồn Internet