Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Bài làm

“Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi ký vô cùng sâu sắc hấp dẫn người đọc của nhà văn Nguyên Hồng. Nó kể lại những ngày thơ ấu nhiều vất vả của nhà văn, tuổi thơ nhiều sóng gió biến cố xảy ra với gia đình, phải rời xa mẹ và sống với một bà cô độc ác, cay nghiệt.

Trích đoạn “Những ngày thơ ấu” có lẽ là đoạn trích cảm động có sức lay động lòng người, gây ám ảnh tới tất cả người đọc bởi tình cảm mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

Bằng ngòi bút tinh tế và tình cảm sâu sắc của mình nhà văn Nguyễn Hồng đã đưa bạn đọc khám phá văn chương của mình bằng cả trái tim và tình yêu của ông dành cho người mẹ đáng kính của mình.

Tác giả Nguyên Hồng không thêu dệt mà ông chỉ trải lòng mình trên những trang giấy trắng mà thôi. Ông viết lại tuổi thơ của mình bằng những lời lẽ vô cùng xúc động, tái hiện lại những ngày cay đắng, chua chát, tuổi thơ cơ cực.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” nằm ở chừng IV của tác phẩm kể về lần gặp gỡ mẹ của cậu bé tên Hồng, sống thiếu thốn tình cảm của người thân.

phan tich trich doan trong long me - Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Phân tích trích đoạn Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Hàng ngày, em Hồng chịu sự ghẻ lạnh đay nghiến miệt thị của những người bên gia đình ba mình, nhất là bà cô người nuôi dưỡng em. Bà cô rất độc địa, mỉa mai mẹ em, khiến cho bé Hồng căm hận mẹ mình. Nhưng bé Hồng không hề căm ghét mẹ mình, mà em hiểu mẹ mình có những nỗi khổ riêng, tình yêu dành cho mẹ không lúc nào phai tàn.

Bé Hồng sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân chênh lệch tuổi tác, không có tình yêu hạnh phúc. Bố em là người nghiện thuốc phiện rồi chết để lại cho mẹ con cậu bé Hồng một cuộc sống cay nghiệt, tù túng bởi những trói buộc của nhà chồng. Những o bế đó khiến cho mẹ em không thể nào chịu đựng được, nên mẹ đành để bé Hồng lại cho nhà chồng nuôi và trở vê quê ở Thanh Hóa.

Bé Hồng được bà cô ruột nhận nuôi, nhưng bà cô này rất ác nghiệt, ác khẩu thường xuyên đay nghiến mẹ em trước mặt em, tìm mọi cách ly gián tình cảm mẹ con em, khiến bé Hồng vô cùng đau khổ.

Bé Hồng sống với bà cô cay nghiệt ghẻ lạnh luôn sử dụng những từ ngữ vô cùng độc địa, bịa đặt những điều xấu xa để bôi nhọ danh dự của mẹ em. Bà cô của em chính là sự hiện thân cho những người độc địa trong xã hội phong kiến, nhiều hủ tục lạc hậu nhiều cay đắng,

Một lần bà cô hỏi bé Hồng “mày có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ mày không?”, một câu hỏi mang sự thăm dò mà thôi. Nhìn khuôn mặt và lời nói của bà cô bé Hồng hiểu rằng chỉ là một lời nói thăm dò không thật lòng. Nên bé im lặng không trả lời, bà cô tưởng rằng bé Hồng căm ghét khinh bỉ mẹ mình nên tiếp tục nói xấu mẹ cô,

Người đọc cảm nhận sự đấu tranh nội tâm trong nhân vật Hồng vô cùng dữ dội, tâm lý bé Hồng trong đoạn hội thoại này chứa đựng nhiều yêu thương. Tâm lý của bé Hồng luôn chứa chất những ưu tư tình cảm dành cho mẹ không phút giây nào nguôi. Bé Hồng là một em bé vô cùng đáng thương, có tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ

Có thể đoạn này tác giả đã cực kỳ thành công tâm lý nhân vật bé Hồng bằng hàng loạt hoạt động đã vỡ òa ra, những yêu thương bị dồn nén bao lâu đã được kìm nén lâu nay bộc phát ra một cách chân thực.
Trong giây phút bé Hồng được sà vào lòng mẹ thật sự là khoảnh khắc vô cùng cảm động. Tác giả Nguyên Hồng đã sử dụng những từ ngữ ngọt ngào, đẹp đẽ nhất để diễn tả lại khoảnh khắc hiếm hoi xúc động này.

Cuộc gặp gỡ định mệnh và tình cảm của hai mẹ con sâu nặng hơn bao giờ hết, tình cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng khiến người đọc nghẹn ngào xúc động.

Bằng bút pháp nhẹ nhàng tinh tế sâu lắng cách diễn tả tâm lý cực kỳ sâu sắc thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của nhà văn Nguyên Hồng dành cho người mẹ thân thương của mình. Trong lòng mẹ là cảm xúc ngọt ngào nhất làm rung động trái tim người đọc. Nó thể hiện tình cảm chân thành ngọt ngào nhất những xúc cảm nghẹn ngào chân thành.

Thảo Nguyên